Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Đại Việt tân sử

Đào Tuấn

 Nói lại chuyện năm đó, Tổng trấn Hà Nội là Lê Thế Thảo bàn với Thượng thư bộ Công là Nguyễn Hồng Quân về chuyện dời đô về Ba Vì. Bấy giờ dân chúng Thăng Long phản đối dữ lắm, bèn thôi. Thảo ngồi bên hồ Lục Thủy tấu lên rằng chuyện dời đô là do Quân chứ đâu phải Thảo. Dân gian mới có câu gọi Thảo là “Tổng đốc nuốt lưỡi”, sáng đúng chiều sai sáng mai lại đúng.
Tháng tám Thảo định xây dựng 5 cổng chào ở 5 cổng thành Thăng Long, sửa sang lại đường xá bên hồ Lục Thủy. Nhưng chưa kịp làm thì đã bị bọn hủ nho đàm tiếu rằng tốn tiền hao của của dân. Có kẻ mưu sĩ bảo rằng xưa Thục Phán đắp thành ở Việt Thường cứ đắp xong lại sụt, nay chỉ dựng cổng, lát đường, son phấn cho tòa cổ tháp Hàng Đậu chưa làm đã bị dèm pha, ông phải trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông rồi hưng công đắp lại việc mới xong. Thảo nghe lấy làm sợ bèn trai giới 3 ngày cậy sư ở chùa Khai Quang cúng giải hạn. Có kẻ bốc phệ bảo rằng đất ở đó đào ra toàn sét trắng, kim khí ngút giời, ngài tên Thảo là kị, không đào bới động thổ gì ở các cổng được. Sợ biến. Thảo bèn quyết không làm nữa chỉ cho dựng tạm cổng chào bằng phên ép, thắp vạn bóng đèn khắp trong ngoài thành, sơn cho thực màu mè, một đêm đã xong.
Lời bàn của sử thần Ngô Liên Thiên: Trong chiếu dời đô, vua Lý chiếu rằng Đại La là đất có thế rộng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam-Bắc-Đông-Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa…Thực là nơi hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời. Thế mà nay một vị tổng đốc Thăng Long có nghề cũ là kiến trúc lại bàn chuyện dời đô để kinh đô vào thế rúc đầu vào núi và rời xa sông. Thực là ngu vô đối.
Ngày dần, tháng 8, có dị nhân nam thành Thăng Long cầm phướn trắng nói sẽ xua mưa trong 7 ngày đại lễ. Nữ quan khí tượng họ Nguyễn tên gọi Lan Châu tấu lên rằng ở bên Tàu người ta phải tốn kém muôn vạn ức bắn mây ngăn mưa thế là đã không còn tin gì ở những kẻ dùng phép ma mị lừa gạt dân chúng. Lại nói xưa Gia cát võ hầu dựng đài Thất tinh dưới chân núi Nam Bình cầu gió đông cũng là do ý trời chứ làm gì có chuyện trên thông thiên văn, dưới tường…địa chất. Họ La dựng nên câu chuyện thần bí đâu có dẫn được phép tắc nào ra. Nguyễn thừa tướng nghe vậy nên không tin lời dị nhân nữa, mới xuống chiếu cấp cho khí tượng nha 6 tỷ quan tiền để báo mưa.
Sử gia Lê Chưa Hưu bàn: 6 tỷ quan tiền chỉ để biết trước có mưa trước nửa canh giờ trong khi một kẻ thường dây mắc chứng dị ứng thời tiết, chẳng cần phải biết mưu cập bốc phệ chẳng cần phải hỏi quỷ thần chuyện hung cát cũng có thể đoán ra mưa trước hai ngày,  há phải là hoang phí lắm ru
Tháng bảy, trên internet truyền lời sấm rằng:
Một rồng bay lên
Một rồng lặn nước
Bãi cháy ngút lửa
Công đầu sao rơi
Có người giảng rằng Đại lễ thành Thăng Long là việc rồng bay. Rồng lặn là điềm cầu Long Biên sẽ sụp xuống sông Cái. Bãi cháy ứng với địa danh Bãi Cháy ở Quảng Ninh, tất xảy cháy lớn. Còn sao rơi ám chỉ một quan lớn sẽ chết.
Đồn rằng do chúc dân Phan Bích Hằng truyền ra.
Chính Bắc thành Thăng Long, sát bờ sông Cái có người xây một ngôi mộ ghi chào mừng ngàn năm.
Tháng tám, động đất ở xứ Thanh. Chúng lo sợ lắm đem cả 3 việc này về báo rằng: có sao chổi thì có binh biến, có động đất thì ắt có một rồng lìa đầu. Vương lo sợ mới sai Thái thú Thăng Long là Phạm Quang Nghị ngồi xe đến thăm khai quốc công thần Nguyên Giáp Võ Hầu người đã 2 lần giữ thành Thăng Long năm Bính Tuất và năm Mậu Tí. Thấy ngài đã già yếu lắm.
Mùa thu, nước Đức dâng bia
Dịch lợn xanh tai lan khắp 31 phủ. 9 châu xảy cháy rừng
Ở làng Kẻ Noi, tổng Cổ Nhuế, phủ Hoài Đức 1000 con bọ xít hút máu xuất hiện.
Đông Hải có biến. Triều đình sai phó binh bộ thượng thư Nguyễn Chí Vịnh đi sứ sang Tàu. Vịnh nguyên là con trai út của Binh bộ thượng thư Nguyễn Vịnh, người năm chết đói Ất dậu được nhà vua cho tên là Nguyễn Chí Thanh. Vịnh là người thâm trầm, có chí lớn, tương truyền khi nhỏ, có lần đi chơi ở Tây Hồ thấy vị tướng quân tập bắn mới cười rằng: Bắn thì có gì khó, phải không bắn mà giặc trúng tên mới là cách bắn của bậc trí giả. Vịnh bình sinh thích nhất Tào Tháo, coi đó là bậc kỳ tài, thường nói với chúng rằng: Đã kế, thì phải hiểm. Không hiểm thì đến Gia Cát Võ Hầu chia ba thiên hạ từ hồi còn trong lều cỏ cuối cùng cũng là kẻ thua mà thôi. Về sau khi nắm binh quyền trong tay, Vịnh lập ra mạng lưới thám mã, quyền nghiêng thiên hạ.
Cuối tháng 9 nhân ngày nước Tàu khai quốc, Triều đình 3 vị tam công gửi sứ điệp xưng thần, xin giữ 16 chữ vàng
Mùa thu năm đó, cho đúc tượng Phù Đổng Thiên Vương trên núi Sóc hết 85 ngàn cân đồng, 60 tỷ quan tiền. Có mụ phú gia xin được đúc tim vàng. Việt Vương nghe thế bèn ngoảnh hỏi tả hữu. Có kẻ áo vàng đầu trọc tấu: Cổ kim đông tây chưa đâu có tim tượng,ở ta có lệ yểm tâm. Vương nghe đến thế đã có ý chỉ rằng: Chúng không có thì ta có mới là độc. Lại nghĩ tim thì phải có động mạch, tĩnh mạch mới treo được ở trong. Bèn sai người đúc tim cho cả người và ngựa gắn trong ngực đồng.
Ngày tí, tháng 9, Có quan thống kê họ Đỗ tên Thức tấu lên rằng cả nước có 688,4 nghìn lượt hộ với 2653,9 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói.
Dưới thềm, Thượng thư bộ Mõ tấu lên xin triều đình cấp tiền cho các mõ nha. Bèn phẩy tay cho thượng thư bộ Lương tài là Vũ Văn Ninh mở kho cấp ra 52 tỷ quan tiền.
Có con buôn là Tôn Trung Dân phú chủ Trường Thành ở phủ Hoài Đức xin dâng 100 tỷ quan tiền làm cống phẩm “Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long”. Vương phê
Ngày tí, tháng 9, Thành nhà Mạc thất thủ ở phủ Hưng Hóa.
Sử gia Lê Chưa Hưu bàn: Đại Việt bấy giờ đang vay nợ rất nhiều. Dự trữ trong ngân khố còn rất ít. Nhưng lại tung tiền cho câu chuyện lễ lạt, thế thì tiêu tốn tiền của sức dân biết chừng nào mà kể. Của không phải trời mưa xuống, sức không phải là thần làm hộ, há chẳng phải vét máu mỡ của dân ư! Vét máu mỡ của dân, có thể gọi là làm việc phúc chăng?
Ngự sử Ngô Liên Thiên bàn: Ngàn năm trước, rồng vàng hiện ra ở nơi thuyền rồng vua Lý ngự là điềm tốt cho việc lập thành Thăng Long. Cổng thành nhà Mạc có 418 năm tuổi thọ sau một đêm bỗng biến thành lò gạch vài ngày tuổi. Điềm này xấu bởi năm xưa có kẻ sĩ là Nam Cao đã kể những câu chuyện liên dân về một kẻ là Chí phèo đã sinh ra từ lò gạch. Phúc họa mới biết là thật khó lường.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

"Nhật Bản quốc dân ơi , Hãy khóc đi." Xem đô trưởng Tokyo ông Ishihara mượn chuyện Vn ra chửi chính phủ ông Kan

【中国人船長釈放】「パンダの代わりに尖閣を渡すのか」石原都知事(2) (1/4ページ)

2010.9.24 18:57
このニュースのトピックス領土問題
 「おそらく今度もね、クリントンは国務長官としての見得を切ったけど、アメリカの圧力が(日本側へ)あったんでしょう、『とにかく泣け』と。アメリカも迷惑千万なんで、日本も泣けということで泣いたんだね。だから、せめて、こんな理不尽な横暴がまかり通るんなら、中国の政府の真意を知るためにも尖閣で向こうから衝突してきたと称している保安庁の言い分が正しいのかどうか、保安庁の持っているビデオを公表してもらいたい」
 「公表させることはあなた方、メディアの責任ですよ。都民、国民の皆さんそう思いませんか? 皆で声を合わせて、今の政府に保安庁の持っている資料を公表しろと。この頃、法的権威は、今度の検察も問題も含めて、分かんなくなってきたけれども、国民全体がこの尖閣の問題に、非常に強い屈辱感と怒りを感じているときに、政府は自分の出処進退の論拠示すためにも、ビデオを公開すべきだと思います」
 それが、実は日本の政府の作り事だったら問題あるかも知れませんが、いずれにしろ資料を出してもらいたい。『それ(証拠)がありながらなんで裁判をしなかった』ということになりかねないからね。本当に腹立つねこの問題は」
「中国には、あの島が中国の領土だという論拠は全くないんだよ。彼らがそう言うんだったらね、沖縄が返還される前、アメリカが戦勝国として日本を統治しながら、あの尖閣諸島を爆撃演習のターゲットに使ったんですよ。その間、慰謝料を払うために、当時の持ち主だった順天堂(大学病院)の婦長さんしていた人に慰謝料を払った」
 「私は青嵐会で灯台を建てるついでに、島を買って預かろうじゃないかと言うことで(所有者の女性に)会いに行きました。残念ながら、『要望があったんで売りましたよ』と。(買い手の)その人に連絡して、を売って頂きたいと言いに行こうと思ったら『政治家に会いたくない。政治家は一切信用できない』って」
 「調べたら、私の死んだ母親の親友の奥さんと(買い手の)家族の家長である老婦人が親友だっていうんで、その伝で会いに行きました。そしたら丁寧に断られましたね。大きな土地持ちで『戦争中、中島飛行機のために一方的に政府から土地を取られたり、区画整理だということで、自分の屋敷の一部を大きく削られ本当に政治不信で、私は政治家は信じませんから。石原さんは知己の知己ですけども、残念ながらその気はございません』ということで帰ってきましたけど。そんな経緯もあるんですよ」
「中国はあの領土が自分たちのものである所以はどこにあるのかね。メディアは調べて聞いてくれよ、本当に。(南シナ海の)スプラトリー(諸島)と同じことになるよ」
 「ベトナムをフィリピンも切歯扼腕しているスプラトリーにどうやって中国が基地を作ったかというと、(中国の)秘密部隊が夜中に海の中に潜って、中国の古船、かつての支那の。それから土器の破片(を海中に置いて)、次に調査団が行って、潜ってみたら『あいや~。これ昔、支那人が住んでいた証拠があるよ』って。お金が出てきた、土器の破片が出てきた。これは元々、中国の領土だったということで、あそこに基地を作っちゃって。
 「フィリピンもベトナムも力がないから泣き寝入りしたんだ。まあ尖閣はそうはいかないでしょうが。あそこに日本人が作った鰹節工場の跡地がある、そのために作った入り江もある。彼らがあそこを領土だという所以が歴史的に全くないんですよ。そんな時に(日本の現在の)政府がこのざまだ。日本はこのまま行ったら沈むよ」
 --中国でフジタの社員4人が拘束され、現在取り調べを受けているが
 「分かりません。これは実態がよく分かりませんから、みだりに発言できません。当人達は不本意な思いをしているんじゃないかと憶測するけども」
「まあ暴力団の縄張りの拡張と同じやり方。東アジアの国は息を詰めて眺めていますよ。日本がアメリカと力を(合わせ)毅然としてあの島を守ろうとしなかったら、(周辺国)全部に及ぶということで、これをきっかけに日本とアメリカの存在感もアジアからだんだん薄れていくだろうね。政府は非常に間違った判断をしたと思います」
 --那覇地検が記者会見で、中国人船長を処分保留にした理由について「日本国民への影響や、今後の日中関係を考慮した」ということで捜査の終結したと…
 「要するに(地検が)こういう処置を取った論拠は我が国の利益でしょ? 利益とは金の問題だよ。しかし、それ以上に大事なものがあるんじゃないかね? 国家として、民族にとってもね。そういうことを考える時期に来たと私は思います」
 --中国から来春、上野動物園にパンダを借り入れる協定への影響は?
 「パンダもらって、尖閣を渡すのか? そんなことは考えたら分かるこった」

尖閣と普天間はリンクしている 

正論】拓殖大学大学院教授・森本敏 2010.9.24 02:34
このニュースのトピックス領土問題
 中国漁船が9月7日に、尖閣諸島南端の久場島北西の領海内で巡視船に衝突した事件で、日本当局が船長を公務執行妨害の疑いで逮捕したことに対して、中国側が取ってきた強硬姿勢は、温家宝首相が即時、無条件釈放を求め、さもなければ、さらなる対抗措置を取ると警告する事態にエスカレートした。
 中国側の対応はこれまで、すでに、駐中国日本大使への抗議、日本大使館へのデモやいやがらせ、閣僚級交流やスポーツ・旅行・文化行事の停止、東シナ海ガス田開発交渉中断、全人代副委員長の訪日延期など急速に激しさを増し、全く冷静さを欠いている。
 ◆船長裁判阻止へ圧力かける
 中国側は、日本の司法当局が船長を日本の国内法で起訴して判決を下すと、尖閣諸島は法的に日本領土であるという既成事実ができてしまうので、それを阻止すべく、あらゆるルートから船長釈放を求める圧力をかけつつ日本側の対応を見極めようとしている。習近平国家副主席の陛下表敬の時のように、日本は圧力をかければ最後は何とかなる社会だと考えているのであろう。日本の司法当局には政治圧力が効かないことを理解していないのかもしれない。
 中国の究極の狙いは、周辺海域での海洋主権の拡大に向けて既成事実作りをし、領有権を唱え続けて日本との交渉に持ち込むことにある。だから、今後も尖閣諸島に漁船を近寄らせ、大型漁業監視船(海軍艦艇の改造船)で威圧して恒常的な活動実績を積み上げてゆき、いずれ実効支配という非常手段に出る可能性もある。
 中国は国内の反日デモが拡大しないよう統制する一方、反日感情を利用して日本側に圧力をかけてもいる。
 日米同盟が健全状態になく、日本の内政も安定していないのを見越し、日本が7月の東南アジア諸国連合(ASEAN)地域フォーラム(ARF)で南シナ海問題に関し中国批判をしたことに報復するという要素もあろう。
 日本としては、日中間に領土問題はないとの原則に立ち、国内法に照らして厳正に対応していくほかない。司法当局は勾留(こうりゅう)期間を延長して起訴する方向で、公判請求はあり得る。政府は中国に冷静な対応を要請し続けており、これまでの対応は妥当なものだ。
 ◆沖縄が対立の最前線に
 日本が今後取るべき対応は、第一に、普天間飛行場問題を速やかに解決し、日米同盟を再強化することだ。在日米軍は対中抑止力の役割をますます色濃く帯びるようになっており、対中戦略のうち喫緊の課題が尖閣諸島問題である。尖閣問題と普天間問題は密接にリンクしているのである。
 仮に、尖閣諸島が中国の領土になれば、沖縄の各基地を含む在日米軍基地は、米中対立の最前線になる。そんな状況を未然に防ぐためには、日米同盟に基づく抑止機能を再活性化するしかない。できれば、早急に沖縄周辺海域で日米海上合同演習を頻繁に行うといった着意が必要である。
 第二は、中国が対日抗議を激化させていることに対しては、あくまで法と正義にのっとって冷静に対応することだ。前述した通り、中国が日本社会には圧力をかければ、自らの意図を実現できると甘く見ているとすれば、なおのこと国内法を厳正に適用する姿勢を明確にする必要がある。
 その一方で、中国が、今回のような海洋行動を一段と日常化させてきて、そのうち、中国海軍艦艇が中国漁船を守りつつ、日本の領海に接近してきた場合、いかなる手段を取るべきかも検討しておかなければならないだろう。
 ◆施設建設と日米合同演習を
 備えのひとつとして、日本としては、現在私有地である尖閣諸島を国有地にする手続きを踏み、船舶の停泊施設や警戒監視施設、対艦ミサイル基地を建設するなど対応に万全を期しておくべきだ。
 また、南西方面戦略を進めて、鹿児島南端から与那国島に至る百九十余の離島を防衛する措置を取ることも急がれる課題だ。
 第三には、尖閣の問題を日中間の問題に狭めることなく、アジア・太平洋の多国間の問題に広げる努力を行うことである。
 10月にはハノイで東アジアサミットが、11月には横浜市アジア太平洋経済協力会議(APEC)首脳会議がそれぞれ開催される。これらの会合を通じて、アジア・太平洋における航行の自由や領有権問題について、各国の懸念を背にしたような外交的な働きかけを行う必要がある。中国は日本への対抗措置を、南シナ海問題を抱えるASEAN諸国に見せつけている。そして、ASEAN側は日本の対応を注視しているのだ。
 要するに、今回の問題ではっきりしてきたのは、中国の一方的にして強圧的かつ露骨な海洋主権拡大の意図であり、中国が今回のような海洋行動を常態化させることにより、目的を達成しようとする長いプロセスが始まったということである。日本の姿勢としては、法と正義に基づき正々堂々と振る舞うこと、それ以外にない。(もりもと さとし)

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nhật yêu cầu chính phủ giải thích về việc thả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc

 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nhật Bản ông  Shii Kazuo đã có ý kiến về việc Viện kiểm sát địa phương Naha đã công bố quyết định phóng thích thuyền trưởng người Trung Quốc. Toàn văn như sau.
Việc lực lượng Bảo an biển bắt giữ ngư thuyềnngoại quốc đang khai thác thủy sản bất hợp pháp trong lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku là việc đương nhiên.  Mặc dầu phía Viện kiểm sát đã tuyên bố phóng thích vị thuyền trưởng bị bắt giữ với kết quả Bảo lưu xử sau nhưng chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu phía Viện Kiểm sát phải giải thích rõ ràng cho quốc dân hiểu về quá trình điều tra liên quan đến toàn bộ sự kiện sự thực tình nghi từ lúc bắt cho đến lúc phóng thích .
Để sự việc này không xảy ra một lần nữa , chính phủ Nhật bản cần phải tích cực hoạt động giải thích cho chính phủ Trung Quốc, cộng đồng quốc tế hiểu về các chứng cớ rõ ràng  về mặt lịch sử và luật quốc tế  về chủ quyền của Nhật bản trên quần đảo Senkaku.
 Đồng thời đối với phía Trung Quốc, Đảng chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc cần phải có một lời lẽ ôn hòa và thái độ bình tĩnh đối ứng, không nên làm nóng tình hình một cách thái quá đối với sự kiện này.

 共産党の志位和夫委員長は24日、那覇地検が中国人船長の釈放の決定を発表したことについてコメントを発表した。全文は次の通り。
      

 尖閣諸島付近の日本の領海で、外国漁船の不法な操業を海上保安庁が取り締まるのは当然である。検察は、逮捕した船長を「処分保留」として釈放することを決めたが、逮捕の被疑事実、釈放にいたる一連の経過について、国民に納得のいく説明を強く求める。
 このような事件を繰り返さないためには、日本政府が、尖閣諸島領有権について、歴史的にも国際法的にも明確な根拠があることを中国政府や国際社会に明らかにする積極的な活動をおこなうことが必要である。同時に、わが党は、中国側に対しても、こうした事件にさいして、緊張を高めない冷静な言動や対応をとることを求めたい。

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Tạm biệt Việt Nam

Ngày 17 tháng 9 năm 2010

1. Tối nay tôi sẽ lên máy bay rời Việt Nam về nước. Hai năm và 7 tháng công tác tại Việt Nam trôi qua như một giấc mơ. Hiện giờ tôi mang tâm trạng nửa tiếc nuối những gì còn sót lại và nửa hoàn toàn thỏa mãn với những gì mình đã làm được. Nếu được hỏi: “Ông có muốn công tác ở Việt Nam lâu hơn nữa không?” thì tất nhiên câu trả lời của tôi là “có” nhưng đồng thời với thâm niên 37 năm rưỡi làm việc trong ngành ngoại giao tôi thực sự cảm nhận rõ rằng “Sứ mệnh nghề nghiệp của một cán bộ ngoại giao là đi khắp thế giới, dù bạn có muốn đến đâu thì cũng không được phép dừng chân tại một nơi nào được”. Với ý nghĩa đó việc được làm việc tại một nơi trong 2 năm 7 tháng thực sự là sự may mắn đối với tôi.
     
2. Đây là bài viết cuối cùng của tôi được đăng trên mục “Câu chuyện đại sứ”. Từ đáy lòng mình tôi chân thành cảm ơn những độc giả trong một thời gian dài đã yêu mến chuyên mục này của tôi. Tôi đã bắt đầu viết chuyên mục này với mục đích cùng chia sẻ những thông tin về những việc mình làm được hàng ngày, những điều mà mình nghe thấy, nhìn thấy hay tự đi đến tìm hiểu và những cảm nhận của mình tại thời điểm đó dưới góc nhìn của một “đại sứ”, thông qua đó góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam, mở rộng và phát triển quan hệ giữa hai nước. Thực sự mà nói có những lúc tôi đã định bỏ giữa chừng nhưng tôi đã tự nhủ với mình rằng “sức mạnh là ở sự tiếp tục” và đã đến được với câu chuyện thứ 60 này. Nếu tôi là nhà phê bình nghệ thuật thì có lẽ tôi đã có thể viết hay hơn, vui nhộn hơn nhưng tiếc là trên cương vị của mình tôi có nhiều cam kết cần phải giữ. Có nhiều nôi dung liên quan đến quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam tôi không thể viết ra được và cũng có nhiều câu chuyện liên quan đến doanh nghiệp tôi cũng không thể đưa lên mạng được. Những điều mà mình cảm thấy không hài lòng hay muốn phê phán tôi cũng cố tránh không đề cập đến tại nơi gọi là ‘cổng thông tin đại chúng”. Tuy nhiên với mong muốn chia sẻ và gửi gắm tới độc giả một số thông tin nên cứ cuối tuần là tôi lại ngồi trước máy vi tính tại nhà riêng để viết, mong muốn mọi người hiểu được một số tình hình.

3. Tính cách của tôi khi sinh ra đã là lười biếng nên thường không hoạch định trước mục tiêu mà cứ để thời gian dần dần trôi qua. Khi sang công tác tại Việt Nam tôi cũng tự đưa ra cho mình một số mục tiêu hoạt động và bắt mình tuân theo những kế hoạch đó. Tôi đã đặt ra cho mình một số mục tiêu khó để tự rang buộc mình cũng như là tạo hưng phấn cho mình những khi tôi trở nên lười biếng như phải đi thăm 63 tỉnh thành của Việt Nam, tiếp nhận 100 cuộc phỏng vấn trong thời gian công tác tại Việt Nam, tổ chức 100 lần một năm tiệc tại nhà riêng của mình. Việc cứ hai tuần một lần viết “Câu chuyện đại sứ” cũng là một trong những mục tiêu đó. Tôi đã tự quyết định là “sẽ không chơi golf trong năm thứ nhất” mặc dù chơi golf là một trong những sở thích ít ỏi của tôi. Tôi nghĩ rằng cố gắng đặt ra cho mình những mục tiêu không thiết thực rồi lại phải gồng mình lên để thực hiện những mục tiêu đó là việc không nên làm, tuy nhiên đối với một người lười biếng như tôi thì điều đó là cần thiết. Bản thân tôi cũng đã cố gắng không đặt ra những mục tiêu quá quắt để làm phiền những người xung quanh, nhưng tôi băn khoăn không biết các cộng sự trong Đại sứ quán đã mang những tâm tư gì khi cùng tôi làm việc.

4. Mấy tuần trở lại đây, tôi thường xuyên nhận được câu hỏi “Ông còn vương vấn điều gì ở Việt Nam không?” từ nhiều người. Tất nhiên, tôi còn rất nhiều điều chưa thực hiện được. Có không ít việc tôi đang làm dở dang và đang chuẩn bị bắt tay vào làm. Tuy nhiên, tôi không thể làm Đại sứ tại Việt Nam đến 10 năm hay 20 năm, nên tôi sẽ bàn giao lại một phần nguyện vọng của tôi cho người kế nhiệm. Có một số việc đang dở dang chưa hoàn thành như nuôi dưỡng ngành công nghiệp hỗ trợ, tiếp nhận y tá và hộ lý sang Nhật Bản, gia tăng lượng học sinh đi du lich học tập của Nhật Bản sang Việt Nam. Điều đó cũng đúng đối với nâng cao và phát triển dự án ODA và lĩnh vực thương mại, đầu tư. Mặt khác, có những việc đang dự kiến triển khai như chính sách đối phó với biển đối khí hậu và môi trường cùng vấn đề phát triển nguồn nhân lực (Giáo dục và đào tạo nghề). Đặc biệt, tôi tin rằng vấn đề giáo dục không chỉ là vấn đề lớn đối với tương lai của Việt Nam mà là vấn đề chung trong quan điểm phát triển quan hệ Nhật Bản và Việt Nam.  Mặt khác, về các dự án riêng lẻ thì việc hợp tác của Nhật Bản trong dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam và nhà máy điện nguyên tử cũng chưa được định hình. Đây là những dự án dài hạn nên chỉ có thể bàn giao cho người kế nhiệm để tiếp nối mà thôi.

5. Cuối cùng, tôi xin có đôi lời đến người dân Việt Nam. Việt Nam đang dần thoát ra khỏi cái “gông cùm” (về mặt tinh thần) của chiến tranh Việt Nam (“Kháng chiến chống Mỹ” theo cách gọi của người Việt Nam). Việt Nam là một thành viên của ASEAN và về mặt kinh tế đã gia nhập WTO, do đó tôi nghĩ rằng Việt Nam cần thể hiện được vai trò của mình trong cộng đồng quốc tế và phải cạnh tranh bình đẳng và thắng trong các cuộc cạnh tranh kinh tế quốc tế.  Tôi mong rằng về mặt đạo đức Việt Nam sẽ khắc phục ý thức hệ của “thời kỳ chiến tranh và nghèo đói” và xây dựng quốc gia hiện đại. Trong thời gian nhậm chức, tôi có rất nhiều băn khoăn về tệ nạn tham nhũng, ý thưc vệ sinh công cộng và tuân thủ quy định. Từ cuộc sống cá nhân đến đường lối của đất nước, (mặc dù có các kế hoạch dài hạn) người dân Việt Nam có xu hướng suy nghĩ ngắn hạn, do đó để ổn định và phát triển bền vững của đất nước mình, tôi mong Việt Nam có tầm nhìn dài hơn về tương lai và xây dựng chế độ. Theo suy nghĩ của tôi thì người Việt Nam có bản chất lạc quan tuy nhiên, nếu bản chất đấy không đi song song cùng trách nhiệm của từng cá nhân thì rất dễ thành “hời hợt”. Việt Nam giống nhưng khác Nhật Bản nên sự quan tâm của tôi không bao giờ hết. Hiện nay, mối quan tâm lớn nhất của tôi đối với Việt Nam là “Hình ảnh của Việt Nam trong 10 năm tới”. Khi đó, sẽ có những thay đổi gì, có những gì vẫn còn tồn tại. Tôi nhất định muốn đến thăm lại Việt Nam vào năm 2020.

Bản tiếng Nhật
さらば、ベトナム  
   
   1.今晩のフライトでベトナムを離任、帰国します。2年7ヵ月の在勤はあっと言う間に、夢のように過ぎてしまいました。今は、名残惜しい気持ちが半分、しかし私に出来ることはやったという完全燃焼感が半分というところでしょうか。「もっと長くベトナムに勤めていたかったとは思いませんか?」と聞かれれば、答えは勿論「イエス」なのですが、同時に、37年半に及ぶ外交官生活の中で「世界を放浪するのが職業的宿命であり、どんなに気に入っても1ヵ所に止まることは許されない」ということを感覚的に知っています。その意味で、2年7ヵ月も在勤出来たのはむしろ幸運だったと思っています。

  2.この「大使のよもやま話」というコラムも今回が最終回になります。長らく愛読いただいた方々に心から感謝します。私が「大使」という立場で見たり聞いたり、あるいは自ら行ったりした日々の出来事やその都度の私の感想を広くお知らせし、情報を共有したい、そしてそれがひいては日本とベトナムとの間の相互理解の促進と幅広い関係発展に役立つ筈であるという思いがこのコラムを書き始めた動機でした。正直のところ、途中で挫折しそうになったこともありましたが、「継続は力なり」と自分に言い聞かせて何とか60回目まで辿り着きました。私が文芸評論家であればもっと面白可笑しい書き方も出来たと思いますが、残念ながら立場上多くの制約があったことも事実です。ベトナム政府との機微な外交上のやりとりは書けませんでしたし、企業関係者とのお話にもネット上で紹介出来ないことは沢山ありました。私が折々に抱いた不満や批判も「公の通信」の場で触れることは憚られました。それでも、少しでもメッセージ性のあることを読者にお伝えしたいという気持ちを持ち続けて毎週末に自宅のパソコンに向かって来たつもりです。どうかこの辺りの事情を御理解下さい。

  3.私は生来怠惰な性格ですので、何事も「目標」を設定しないとダラダラと時間を過ごしてしまう傾向があります。ベトナム在勤に当たってもいくつかの活動目標を自らに課して、自分をそこに追い込むような生活をして来ました。ベトナム全国の63省・市を訪問することや、在勤中にプレスのインタビューを100回以上受けることや大使公邸での設宴を年100回以上主催することなどまで、怠けそうになる自分を叱咤し鼓舞するような目標をいくつも設定したのです。この「大使のよもやま話」を隔週ペースで書き続けることもその一つですね。無趣味の私にとって週末のゴルフは数少ない気晴らしの一つなのですが、「在勤1年目はゴルフをしない」と勝手に決めて自己抑制したりもしました。まあ、こうした差して意味のない目標を無理に設定したり、自己管理するのはそれ自体馬鹿げたことのようにも思うのですが、怠け者の私の場合は仕方ありませんね。本人としては「他の方々に迷惑をかけない範囲で目標を設定しよう」と心掛けてきたつもりなのですが、果たして大使館の同僚諸兄はどういう思いで付き合ってくれていたのでしょうか・・・。

  4.ここ数週間、多くの方から「ベトナムを去るに当たって思い残すことは何か」という質問を受けました。勿論、思い残すことは沢山あります。やり掛けのままになっていることや、これから着手しようかなと思っていたことなど少なくありません。ただ、大使という立場で10年も20年もベトナムにいられる訳ではないので、思いの一端は後任に託するしかありません。やりかけて未達になっていることに裾野産業の育成、看護師・介護士の受け入れ、日本からの修学旅行生の増加などがあります。ODA事業や貿易・投資の拡充についても同様です。他方、これから本気で取り組みたいと思っていたことは何かというと、それは環境・気候変動対策や人材育成(教育・職業訓練)の問題です。特に、教育の問題はベトナムの将来にとって大きな問題であるのみならず、日本とベトナムの関係発展という視点からも重要なテーマであると確信します。また、個別の案件としては、ハノイ・ホーチミン間の高速鉄道や原子力発電所の建設に日本としてどのように協力するのかが未決着のままになっています。これは長期的な事業ですので、後任に託するしかありませんね。

  5.最後にベトナムの人々に一言。ベトナムはもうそろそろ「ベトナム戦争」(ベトナム人の言う「抗米戦争」)のくびきから(精神的な意味で)抜け出る時だと思います。ASEANの加盟国になり経済面ではWTOにも加盟して、国際社会の一員として大きな役割を積極的に果たすべきだし、経済面での国際競争も対等に戦って勝ち抜いて行かねばなりません。モラルの面でも「戦争と貧困の時代」の精神構造を克服して、近代国家を築いていってほしいと思います。汚職・腐敗の問題や公衆衛生の観念、規則順守の精神(モラル)など在勤中に気になったことが沢山あります。個人の生活から国のあり方に至るまで、ベトナムの方々は(長期計画はあるものの)実際には短期的な「物差し」で考える傾向が強いので、国が平和で安定し経済も発展する今となってはもう少し長い視野で将来を見据え、制度設計を考えていくことを望みます。「ベトナム人は楽観主義者である」というのが私の持論であり、それはベトナム人の大いなる美徳だと思うのですが、同時に個人レベルでの責任感のようなものでしっかりと裏打ちされないと「軽薄」になってしまいます。ベトナムは日本とは似て非なる国であり、興味が尽きません。今、私の最大の関心は「10年後のベトナム」です。その時、この国は何が変わり、何が今と同じなのでしょうか。2020年に私は必ずベトナムを再訪したいと思っています。(了)


Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Những người ngoại quốc 'lượm' rác ở Sài Gòn



 
Edward năm nay 65 tuổi, một người Mỹ da màu sống và làm việc ở Việt Nam đã nhiều năm. Người dân khu phố 3B, phường Thạch Lộc (quận 12, TP HCM) không nhớ tên tiếng Anh nên thường gọi là chàng "Đông ki sốt" quét rác.

ádf
Ông Edward đang "lượm" rác trên phố Hà Huy Giáp, dưới chân cầu vượt ngã tư Ga (quận 12, TP HCM). Ảnh: Tá Lâm.

Hằng ngày vào khoảng 6h sáng, Edward với "lỉnh kỉnh" găng tay, cây chổi và chiếc xe cút kít đi thu gom rác thải. Những con phố mà ông làm vệ sinh ngày một nhiều hơn, ngày một dài ra. Đó là đường Thạch Lộc, Hà Huy Giáp, khu vực dưới chân cầu vượt ngã tư Ga, thậm chí kéo dài tới quốc lộ 1A hơn 5 km. Như chàng Đông ki sốt, thấy ở đâu trên đường có rác thải vứt linh tinh là ông "hốt" lên xe đẩy về... nhà ở của mình chất thành bãi rác. Công việc bình dị ấy diễn ra âm thầm lặng lẽ suốt hơn 2 năm qua.
Lúc đầu, nhiều người dân ở khu vực này thấy có một "gã khùng" đi nhặt những túi ni lon ở nơi khác đưa về khu phố mình ở thì nổi giận. Nhiều người còn vứt rác ra đường cho ông "lượm". Nhưng Edward bảo ông không buồn vì điều ấy. "Họ giận vì thấy tôi như gã dở hơi không đâu lại đưa những thứ ô nhiễm về nhà".
Ông cho biết, rác thải rơi đầy đường là do những chiếc xe tải vứt rác xuống đường trong đêm. "Nếu phạt nặng hơn chút nữa thì mọi người sẽ có ý thức bảo vệ vệ sinh công cộng hơn", ông bày tỏ.
Vợ của ông, chị Đỗ Thị Kim Bông, nhiều lần bực mình to tiếng, nhưng khi hiểu việc làm của chồng giúp ích cho xã hội nên nhiều hôm còn cùng chồng đi "lượm" rác. Chị cho biết, vài lần, Edward còn đưa về nhà hàng loạt các loại ống tiêm, kim chích làm chị phát hoảng.
Hình ảnh một "ông Tây" cần mẫn kéo xe cút kít đi nhặt rác khiến khu phố ngày một sạch sẽ, trong lành đã khiến nhiều người dân thay đổi hẳn thái độ. Một phong trào "xanh sạch đẹp" trong khu phố được thực hiện.
Từ già đến trẻ, họ yêu mến ông rồi cùng góp một tay với ông đi "lượm" rác mỗi sáng sớm. Mấy đứa trẻ quấn quýt theo ông trên mỗi cung đường, được ông chỉ dạy, một thời gian cũng nói được đôi từ tiếng Anh ngộ nghĩnh: "Hello", "What your name?", "How are you?"...
"Việc làm của Edward đã thức tỉnh ý thức vệ sinh cộng đồng của người dân trong khu phố. Là người Việt Nam mà không làm được, để một ông Tây làm, nói thật hơi xấu hổ", một người dân sống bên cạnh nhà Edward chia sẻ.
Nhà Edward có một quán phở nhỏ. Mỗi khi làm vệ sinh đường phố xong ông lại về giúp vợ bán quán. Nhiều người biết tấm chân tình của vợ chồng ông đã đến đây "góp vui" bằng những tô bún. Khách ăn khen ngon vì trong to bún chứa cả tấm lòng của người Mỹ giàu lòng nhân ái này.

Chị Kim Bông, nhiều lần cũng theo chồng xuống phố quét rác. Ảnh: Tá Lâm.

Ông kể, tình yêu của ông với chị Kim Bông là một cái duyên do trời định. Năm 1964, lần đầu tiên đến Việt Nam, làm việc cho không quân Mỹ ở sân bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất. Do không biết tiếng bản ngữ, ông được một cô gái người Việt, lúc ấy đang là sinh viên trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch, làm phiên dịch và hướng dẫn ông đi lại.
Qua những tháng ngày giúp cho Edward, chị Bông nhận thấy ông rất am hiểu về Việt Nam và biết nhiều địa điểm và con đường Sài Gòn. Vừa đi vừa chia sẻ cho nhau những câu chuyện, cô gái trẻ "phải lòng" chàng trai Mỹ lúc nào không hay. Năm 2006, sau 35 năm về nước công tác, ông trở lại Việt Nam sánh duyên cùng cô. Đôi vợ chồng đã sống với nhau từ đó đến nay.
Ở phố Trương Định, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Diệu... (quận 3, TP HCM), sáng sớm lại thấy một người đàn ông Nhật quét rác.
Anh tên là Oshima Mitutere, quản lý Viện mẫu tóc Mano Mano. Chàng thanh niên 34 tuổi của xứ sở hoa anh đào này đến Việt Nam từ tháng 6/2009. Hơn một năm nay, dù nắng dù mưa, ngày nào anh cũng cùng nhân viên của mình xuống đường làm sạch khu phố. Tất cả những túi ni lon, vỏ chai... rơi vãi trên những khu phố này đều được anh và nhóm bạn nhặt, quét gom lại cho vào thùng rác công cộng.
Anh cho biết: "Tôi thấy thành phố của bạn đẹp nhưng rất nhiều rác thải. Nếu mọi người chung tay, mỗt người làm một ít, cùng nhau 'lượm' rác thì sẽ khác đấy. Tôi nhặt rác vì tôi muốn góp một tiếng nói cho mọi người cùng làm".
Anh chia sẻ thêm, lúc đi nhặt rác anh thấy trong những gốc cây có các ống kim tiêm, rất dễ nguy hiểm cho người đi đường, nhất là những đứa trẻ không biết cầm chơi.
"Không chỉ có kim tiêm, hàng ngày tôi vẫn thấy các bạn trẻ ăn mặc rất sang trọng nhưng vô tư vứt xuống đường những thứ vừa dùng xong như là bao thuốc lá, vỏ chai...", anh Oshima trăn trở.

Lá thư cuối cùng của Đại sứ Sakaba gửi người Việt nam

Hà Nội với tôi như một giấc mơ

Ngày 16 tháng 9 năm 2010

  
Hai tuần cuối ở Hà Nội trôi đi thật nhanh. Mỗi ngày trôi qua nhanh khi tôi chỉ có thể đến chào tạm biệt những người đã từng giúp đỡ tôi trong thời gian tôi công tác tại Hà Nội. Thời gian là một cái gì đó rất lạ, khi người ta mong chờ điều gì thì rất lâu, nhưng khi nhìn lại những gì đã qua thì cảm thấy thời gian trôi đi rất nhanh. Không phải là câu nói trăng trối của tướng Toyotomi Hideyoshi, nhưng “Hà Nội là giấc mơ của giấc mơ” là những cảm nhận thực tế của tôi. Tôi sẽ trở về Nhật Bản vào chuyến bay tối ngày mai. Công việc ở Tokyo cũng đã được giao vì thế những gì đã có ở Hà Nội sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ trong tôi, phấn chấn lại, tôi sẽ cố gắng hết sức mình còn lại để cống hiến cho đất nước mình.

Chuyến thăm Hà Nội của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt

Vào ngày 7~ 9 tháng 9, 6 hạ nghị sĩ  do Ông Takebe Tsutomu làm Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt (nguyên là Trưởng ban thư ký Đảng Dân Chủ Tự do), đã đến thăm Hà Nội. Khá lâu rồi đây là chuyến thăm Việt Nam lại của Đoàn, bản thân Ông Takebe Tsutomu cũng đã 2 năm rồi mới lại sang thăm Việt Nam. Cấu tạo của nhóm không theo một đảng phái nào, trong chuyến thăm này có 1 nghị sĩ của Đảng Dân Chủ và 1 nghị sĩ của Đảng Công Minh đã thay đổi. Ngoài cuộc hội đàm với Ngài Trương Tấn Sang, Thường trực ban bí thư Trung ương Đảng (tương đương với chức Trưởng ban thư ký Đảng của Nhật Bản), Đoàn còn có cơ hội hội đàm với các thành viên của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật (phía Việt Nam) do Ngài Hồ Đức Việt (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng), làm chủ tịch nhóm. Về phía Chính phủ Việt Nam, Đoàn đã có buổi gặp mặt trao đổi với Ngài Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra Đoàn có lịch trình dày đặc dành một ngày để đi thăm các tỉnh gần Hà Nội, gặp gỡ các chủ tịch tỉnh và đi thị sát các khu công nghiệp. Vào ngày 10, Đoàn đã đi thăm tỉnh Miền Trung như Đà Nẵng và Miền Nam như Sài gòn, Đoàn đã về nước vào chuyến bay tối ngày hôm đó.

Tôi đã có dịp ngồi ăn tối cùng Đoàn tại Nhà riêng vào tối ngày 7/9. Vì tôi đã có mối quan hệ thân quen cũ với Chủ tịch Takebe Tsutomu và các thành viên của Đoàn, nên đó là một buổi ăn tối rất vui vẻ, mọi người nói chuyện rất sôi nổi. Các vấn đề tình hình chính trị của Nhật Bản, ngoại giao, đảm bảo an ninh v.v. được trao đổi rất thẳng thắn, các nghị sĩ đã cảm nhận được những nguy cơ về tình hình chính trị trong và ngoài Nhật Bản. Một vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là một nghị sĩ của Đảng Dân Tự Do nói rằng “Khi Đảng Dân chủ Tự do còn là Đảng cầm quyền, cho dù là có nói về vấn đề đảm bảo an ninh ngoại giao đi nữa, thì cũng sẽ không được những người ủng hộ ở địa phương quan tâm, còn khi họ ở vị trí của Đảng đối lập, nếu nói như vậy thì sẽ nhận được phản ứng của những người dân bầu cử”. Điều đó có nghĩa là gì? Nghị sĩ của Đảng cầm quyền thường được những người ủng hộ quan tâm theo hướng đem lợi ích về đia phương, ngược lại thì Đảng đối lập không hề có điều này và họ có thể nói tự do hay phê phán về vấn đề an ninh ngoại giao.

Hội liên hợp kinh tế miền trung Nhật Bản đến thăm Việt Nam

Vào ngày 3 tháng 9, tôi đã mời 32 thành viên của Đoàn kinh tế do Ông Kawaguchi Fumio, Tổng Giám đốc tập đoàn Năng lượng điện ChuBu, làm chủ tịch hội tới nhà riêng của tôi và đã có buổi nói chuyện thân mật tại đây. Lịch trình ở Hà Nội của Đoàn trùng với 4 ngày nghỉ liên tiếp của Việt Nam tính từ ngày Quốc khánh 2/9, vì thế tôi đã rất lo lắng Đoàn sẽ khó có thể gặp được các vị lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, nhưng tôi đã yên tâm bởi lịch trình không bị hoãn lại. Trong bài phát biểu tôi đã bày tỏ mong muốn rằng Việt Nam là một nước dân số trẻ, có khuynh hướng tiêu dùng rất nhiều vì thế nhu cầu là rất lớn, các doanh nghiệp Nhật Bản cần thiết phải nắm bắt các cơ hội kinh doanh ở đây. Ông Kawaguchi cũng nói rằng mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và giới kinh tế miền trung Nhật Bản sẽ ngày càng mở rộng vì thế Đoàn cũng rất muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ này.

Sau khi đến Việt Nam, Đoàn sẽ thăm Campuchia và Singapore, sau đó sẽ đến miền nam của Trung Quốc. Khoảng 2,3 năm trước, tôi rất không bằng lòng bởi trong giới kinh tế của Nhật Bản, họ nói về kinh doanh tại Việt Nam với quan điểm tránh rủi ro có tên là “Chine + 1”, tôi đã đề nghị rằng Việt Nam là một nước đang phát triển và hãy nhìn nhận đúng ý nghĩa tích cực của nó với nền kinh doanh của một nước đang phát triển như vậy. Ông Kawaguchi có nói rằng “Đến bây giờ không còn một nhà kinh tế nào nhìn Việt Nam với quan điểm tránh các rủi ro nữa”, tôi thật sự đã rất vui mừng vì việc này.

Kỉ niệm ngày Quốc khánh 2/9 lần thứ 65

Ngày 1/9, lễ kỉ niệm ngày Quốc khánh 2/9 hàng năm đã được tổ chức tại Hà Nội, tôi với tư cách là một thành viên của Đoàn ngoại giao, đã tham dự sự kiện này. So với các sự kiện 2 năm trước đó khi tôi tham dự, sự kiện lần này khá là lớn hơn bởi nhân dịp kỉ niệm tròn 65 năm Quốc khánh. Cũng như hàng năm Đoàn ngoại giao có đến viếng Lăng Bác và Đài tưởng niệm liệt sĩ, sau đó có buổi lễ kỉ niệm được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Ngoại giao, các vị lãnh đạo trong quá khứ và hiện tại đều có mặt đông đủ, Ngài Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam đã có bài diễn thuyết tại đây. Sau đó là đại diện cho các Đảng viên trẻ ưu tú có bài “tuyên thệ” được diễn ra rất trang nghiêm. Trước lễ khai mạc, các bạn trẻ biểu diễn ca nhạc và múa, trên màn hình chính diện có chiếu hình ảnh ghi lại “Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn đương thời”, phần chiếu sau cùng là những hình ảnh mới nhất về “Việt Nam ngày nay”, hình ảnh cây cầu Cần Thơ (được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản mới được hoàn thành gần đây) được chiếu rất rõ đã làm tôi rất ngạc nhiên và vui mừng.

Vào buổi tối ngày hôm đó, như thường lệ, buổi chiêu đãi mời Đoàn ngoại giao tại Trung tâm hội nghị Quốc tế tại Hà Nội. 2 năm trước dịp này là “Sự kiện của Chính phủ” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm chủ trì, nhưng năm nay thì hơi khác, đầu tiên kể đến là Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh  Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngài Trương Vĩnh Trọng, Chủ tịch Quốc hội, 4 vị lãnh đạo đứng đầu đều có mặt đầy đủ, khiến buổi lễ này thành một “Sự kiện quốc gia”. Ngoài ra còn có các quan chức khác của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều là những người quen đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi công tác tại Hà  Nội, cũng có mặt đông đủ. Vì thế, đối với một người sắp về nước như tôi, đây là một cơ hội rất tốt để tôi cùng một lúc có thể chào tạm biệt mọi người. Tôi thấy rất cảm ơn phía Việt Nam hàng năm tổ chức những sự kiện như này nhằm tăng thêm mối quan hệ mật thiết với các Đoàn ngoại giao.

Những cuộc gặp cuối cùng tại Việt Nam với nhiều người Nhật

    Sáng 8/9, Lễ khai trương Trung tâm Risupia đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của ông Nakamura Kunio (Chủ tịch HĐQT Công ty Panasonic). Như tôi đã giới thiệu trong Câu chuyện số 58, Trung tâm Risupia là cơ sở giáo dục nhằm khơi dậy niềm đam mê và sự quan tâm của các em học sinh (chủ yếu là cấp 2, cấp 3) đối với vật lý và toán học. Hà Nội là địa điểm xây dựng Trung tâm Risupia thứ 2 trên thế giới, sau Odaiba ở Tokyo. Tôi như cảm nhận được cảm tình đặc biệt mà Công ty Panasonic dành cho Việt Nam. Đại diện Chính phủ Việt Nam tới tham dự buổi lễ là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - đương nhiên rồi, vì việc Trung tâm Risupia được mở tại Hà Nội bắt nguồn từ chuyến đi khảo sát cơ sở ở Odaiba của Phó Thủ tướng, khi ông sang Nhật Bản hồi tháng 3/2008. Về phần mình, tôi mong rằng các em học sinh Việt Nam sẽ đến Trung tâm thật đông, thật vui.

   Ngày 10/9, tôi có buổi nói chuyện với ông Morisaki Takashi (Trưởng bộ phận Châu Á của Ngân hàng Mitsubishi Tokyo UFJ). Thị trường Việt Nam với các hoạt động thương mại mở rộng nhanh chóng đang được giới tài chính Nhật quan tâm. Như ông nói “Sau Trung Quốc, Ấn Độ, bây giờ là Việt Nam!”, tôi kỳ vọng vào sự phát triển của các dự án đồng hành cùng Việt Nam. Tôi cũng nêu nguyện vọng muốn giới tài chính có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Việt Nam.

   Cũng trong ngày 10/9, đã lâu tôi mới gặp lại ông Iida Nobuyasu (Phó Giám đốc Công ty Khai thác dầu khí JX Nippon), nhân dịp ông tới thăm Đại sứ quán. Đây là công ty mới thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty Dầu mỏ Shin-Nihon và Công ty Khai khoáng Nippon, đang tiến hành dự án khai thác dầu khí tại Vũng Tàu (miền Nam Việt Nam). Ông cho biết mỏ Rạng Đông đi vào khai thác đã 12 năm nay, với sản lượng hiện giảm xuống còn 30.000 thùng mỗi ngày (chiếm 9% tổng sản lượng của Việt Nam). Công ty cũng có những khu vực khác đang được tiến hành thăm dò, nên tôi mong rằng họ sẽ tìm ra những mỏ dầu ưng ý.

   Ngày 14/9, tôi nói chuyện với ông Murata Keiichi (Giám đốc Công ty Nissan Techno) tại Đại sứ quán. Đây là công ty được thành lập năm 1985 nhằm phát triển công nghệ xe hơi cho Tập đoàn Nissan, 9 năm trước thành lập công ty con ở Việt Nam với một số công việc bổ sung như thiết kế máy móc, thiết bị điện/điện tử các loại hay CAD design... Tôi khá bất ngờ khi nghe ông nói đây là công ty con lớn nhất ở nước ngoài, với 1150 nhân viên. Trong tương lai gần, công ty có kế hoạch mở văn phòng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (cách Hà Nội 30km về phía Tây) và sẽ là doanh nghiệp Nhật đóng vai trò khai thác phát triển lĩnh vực mới. Đường từ Hà Nội tới Khu công nghệ cao này đã gần hoàn thành, bên trong Khu công nghệ cũng đang dần hoàn thiện, nhưng thiết kế chi tiết hạ tầng cơ sở vẫn đang được JICA tiến hành, nên phải mất 4 - 5 năm nữa thì các hạng mục bằng vốn ODA của Nhật mới chính thức hoàn thành. Tuy vậy, đã xuất hiện những công ty nước ngoài quyết định đầu tư hoạt động tại đây, và cũng có khả năng ai nhanh hơn thì thắng, nên kế hoạch lần này của Nissan Techno khá được chú ý.

Tạm biệt nhiều người Việt

    Ngày 11/9 tại một khách sạn ở Hà Nội, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt-Nhật (Chủ tịch: ông Hồ Đức Việt), Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam (Chủ tịch: ông Vũ Xuân Hồng), Hội Hữu nghị Nhật-Việt (Chủ tịch: ông Nghiêm Vũ Khải) và Hội Cựu du học sinh Nhật Bản (Chủ tịch: ông Nguyễn Ngọc Bình) đã tổ chức “Tiệc chia tay Đại sứ”. Tôi bất ngờ khi được nhận thư cảm ơn và huy chương hữu nghị, lại có cả quay phim rất chuyên nghiệp của Đài truyền hình đến tác nghiệp. Trong bài phát biểu, tôi có nói đến 1 chuyện vui và 2 việc đáng tiếc - những kỷ niệm trong thời gian công tác của mình. Chuyện vui là tôi đã hoàn thành mục tiêu đi thăm hết 63 tỉnh thành của Việt Nam. Còn việc đáng tiếc là tôi không thể thực hiện được mong muốn làm Đại sứ đến năm 2013, là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật-Việt. Một việc đáng tiếc còn lại là “Chưa lần nào chơi tennis thắng được Ngài Hồ Đức Việt (Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt-Nhật)!” - câu này khiến quan khách cười nghiêng ngả. Tuy nhiên, nói thực lòng, điều làm tôi vui nhất chính là tình cảm nồng hậu mà những người bạn Việt Nam luôn dành cho mình, như bữa tiệc chia tay này cũng vậy. Là một Đại sứ, còn gì vui và ý nghĩa hơn chứ!

    Ngày 13 tháng 9, tôi đến chào Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trước khi về nước và trao đổi về sự hợp tác của Nhật Bản trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Ông Chủ tịch Ủy ban đánh giá cao sự hợp tác về tài chính và nhân lực của Nhật Bản trong công tác khai quật, bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long và hoan nghênh các hoạt động văn hóa Nhật Bản hầu như được tổ chức mỗi tháng một lần. Ông cũng tỏ ra rất thích thú trước tờ rơi quảng cáo “Hà Nội và Nhật Bản” được các tổ chức người Nhật Bản tại đây tự nguyện phát hành. Tôi đã đề nghị hai phía Nhật Bản và Việt Nam sẽ cùng hợp tác xây dựng khu vườn Nhật Bản trong lòng Hà Nội cho tới năm 2013, kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Việt, một việc và tôi chưa thể thực hiện trong thời gian tại nhiệm. Ông Nguyễn Thế Thảo đã trả lời tôi “Việc đó nhất định sẽ được thực hiện, mong Ngài đại sứ yên tâm”. Không rõ mọi việc sẽ diễn ra thế nào.

    Ngày 14 tháng 9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức đã tới thăm Đại sứ quán để nói lời chào tạm biệt với tôi. Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức phụ trách công tác hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng giao thông trong đấy có mảng xây dựng hệ thống đường bộ, Ngài Thứ trưởng là một đối tác thường xuyên cộng tác với tôi trong các dự án ODA của chính phủ Nhật Bản. Ngài Thứ trưởng đã sang thăm Nhật Bản nhiều lần và có nhiều bạn ở Nhật Bản. Tôi đã nêu lên ý kiến sau cùng cho rằng việc hoàn thiện hạ tầng giao thông là điều không thể thiếu để phát triển kinh tế ở Việt Nam, trong tương lai Chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này thông qua nguồn vốn ODA. Tuy nhiên cần làm rõ mức độ ưu tiên của các dự án, triển khai từng dự án một cách thiết thực, bên cạnh đó phải đảm bảo trình tự thực hiện nghiêm minh, đảm bảo không có các nghi vấn tham nhũng, hối lộ xảy ra. (Bên cạnh đó, ngày 16 tháng 9, tôi rất cảm kích trước việc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hội An, Ông Lê Văn Giảng đã từ nơi xa xôi tới tận Hà Nội để chào từ biệt tôi. Tôi đã khẳng định với Ông sẽ tiếp tục hợp tác để Lễ hội Nhật bản tại Hội An có thể tổ chức hàng năm).

Chào từ biệt các lãnh đạo Việt Nam

    Ngày 3 tháng 9, tôi đã tới chào từ biệt Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Phủ Chủ tịch. Từ sau lễ trình quốc thư nhân dịp tôi mới sang nhậm chức 2 năm trước đến nay, tôi đã có nhiều cơ hội được chào hỏi Ngài Chủ tịch nước trong những sự kiện khác nhau. Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất chính là sự quan tâm đặc biệt của Ngài nhân chuyến thăm Việt Nam của Hoàng Thái tử điện hạ vào tháng 2 năm 2009. Theo nghi lễ ngoại giao, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan mới là người mời Hoàng Thái tử sang thăm Việt Nam, tuy nhiên Ngài Chủ tịch nước vừa mới tới thăm chính thức Nhật Bản với tư cách là quốc khách, để cảm tạ sự tiếp đón thịnh tình của Thiên hoàng và Hoàng hậu, Ngài đã nhất định muốn được tiếp đãi Hoàng Thái tử, Ngài đã quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của chương trình chuyến thăm và đã đón tiếp Hoàng Thái tử một cách vô cùng nồng hậu. Nhân dịp tới chào từ biệt, tôi cũng đã bầy tỏ lòng biết ơn trước sự tiếp đón trọng thị và chu đáo của Ngài Chủ tịch nước đối với Hoàng Thái tử Nhật Bản. Mặt khác, khi nghe tôi nói mình đã tới thăm hết 63 tỉnh thành trên cả nước, Ngài Chủ tịch nước đã nói những lời làm tôi thấy vô cùng cảm động: “Cảm ơn Ngài đại sứ đã rất quan tâm tới Việt Nam và đã đóng góp cho sự phát triển của mối quan hệ Việt Nhật”. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC được tổ chức vào tháng 11 tới tại Nhật Bản, có thể khi đó tôi sẽ lại có dịp gặp lại Ngài tại Tokyo.
          
    Trong hai tuần đầu tiên của tháng 9, tôi đã lần lượt đến chào từ biệt các vị lãnh đạo của chính phủ Việt Nam đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Khắc Triệu, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng và nhiều cán bộ đã giúp đỡ tôi trong nhiệm kỳ công tác vừa qua. Đặc biệt hơn nữa tôi đã được Ngài Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đại diện cho Chính phủ Việt Nam, trao tặng “Huân chương Hữu nghị”. Tôi cảm thấy rất biết ơn vì đây chính là huân chương cao quý nhất dành cho người nước ngoài. Ngoài ra tôi còn được Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Đoàn Thanh niên trao tặng nhiều bằng khen, kỷ niệm chương v.v… Tại Nhật Bản không có chế độ khen thưởng như vậy đối với các cán bộ ngoại giao kết thúc nhiệm kỳ về nước nên không thể thực hiện việc đãi ngộ tương đương. Đây quả thật là điều đáng tiếc.

“Tiệc chia tay”

    Ngày 6 tháng 9 năm 2010, tôi đã mời những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian công tác tại Việt Nam như các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đại diện những người Nhật Bản đang công tác tại Việt Nam, đại sứ các nước vv.. đến dự  “Tiệc chia tay” tại một khách sạn trong thành phố Hà nội. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Việt Nam Hồ Nghĩa Dũng đại diện cho Chính phủ Việt Nam phát biểu chia tay và Đai sứ Marốc, Trưởng đoàn ngoại giao tại Việt Nam, đã trao cho tôi đĩa kỷ niệm bằng bạc trên đó có chữ ký của đại sứ của tất cả các nước. Tôi cũng đã đề nghị Cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Võ Văn Sung lên bục phát biểu với tư cách là khách mời đặc biệt. Đại sứ Võ Văn Sung hiện đã 81 tuổi, năm 1973 ông là trưởng phái đoàn đàm phán của phía Việt Nam để thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam, vì vậy có thể nói “Ông là một nhân vật lịch sử”. Hơn nữa, đến dự tiệc chia tay tôi còn có 6 chủ tịch ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành lân cận với Hà Nội, đây thực sự là một cuộc hội ngộ “buồn”. Hai nữ nghệ sỹ tiêu biểu của Việt Nam là Lê Vân và Lê Khanh cũng đã đến dự, bày tỏ sự đáng tiếc khi phải chia tay khiến tôi rất cảm động. Vợ tôi mặc chiếc áo dài do Nghệ sỹ Chu Thúy Quỳnh (Chủ tịch Hội nghệ sỹ múa Việt Nam, Cựu đại biểu quốc hội) gửi tặng dành riêng cho lễ chia tay này để đón khách và bà ấy đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi.

   Tôi đã phát biểu chia tay trong phần đầu của buổi tiệc, trong đó tôi cũng đưa ra 4 câu hỏi mà tôi thường xuyên bị hỏi ở Việt Nam và cũng trình bày cả câu trả lời của mình cho từng câu hỏi đó. Nội dung các câu hỏi đó là (trong ngoặc là câu trả lời của tôi): Điều gì khiến ngài nhớ nhất trong thời gian công tác tại Việt Nam? (Đó là việc tôi đã đi thăm được toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam), ‚ Đối với Ngài, ở Việt Nam đâu là nơi đẹp nhất? (Nếu để đi nghỉ thì Hội An là nơi mà tôi thích nhất), Món ăn Việt Nam Ngài ưa thích nhất là gì? (các món bún như “Bún riêu”, “Bún bò huế”, “Cao lầu”), „

    Ngài suy nghĩ thế nào về đất nước hoặc con người Việt Nam? (không khí đô thị tràn đầy sức sống của thanh niên Việt Nam cùng với sự ồn ào và hỗn độn của họ là những yếu tố làm cho Việt Nam hấp dẫn lạ thường. Về con người Việt Nam, có vẻ như họ luôn có cái nhìn lạc quan về phía trước và tôi cảm nhận được sinh lực mạnh mẽ toát lên từ phong cách  sống của họ). Tuy nhiên,  cuối cùng tôi cũng phải nói ra về một điều khó nói với các bạn Việt Nam là các bạn cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hơn, có tinh thần kỷ luật hơn và có tính tuân thủ cao hơn. Phần cuối cùng này trong bài phát biểu của tôi có thể “không được phải phép lắm”. Vì tôi thực sự thích Việt Nam nên tôi mới nói những điều khó nghe như vậy, nếu có ai đó cảm thấy bị tổn thương thì cho phép tôi xin lỗi trước.

“Đêm chung kết cuộc thi Cosplay”, sự kiện văn hóa cuối cùng
   
    Tối chủ nhật ngày 12 tháng 9, tại cung văn hóa thiếu nhi đã diễn ra “Đêm chung kết cuộc thi cosplay” do Đại sứ quán Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức. “Cosplay” là viết tắt của “Costume Play” tạm dịch nôm na là “Cuộc thi hóa trang”. Có người nghĩ rằng hơi khác lạ khi Đại sứ quán lại đứng ra tổ chức những sự kiện như thế này, tuy nhiên, “Sức mạnh mềm” của Nhật Bản hiện nay đang được toàn thế giới quan tâm và đang trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ ngoại giao văn hóa. Mấy năm trở lại đây, trào lưu học tiếng Nhật trong giới trẻ lại bùng nổ và động lực hàng đầu của họ là mong muốn đọc hiểu được nguyên bản chuyện tranh và phim hoạt hình của Nhật Bản. Tuy nhiên, “thế hệ trung niên” như tôi vì khác biệt về cảm nhận và thiếu kiến thức nên để có thể bắt kịp được những sự kiện như thế này thì quả là một việc khó khăn.

    Tại cung thiếu nhi tối 12 vừa qua, sân khấu ngoài trơi nơi diễn ra sự kiện đã ngập tràn nhiệt huyết của các bạn trẻ. Tôi đã đọc diễn văn khai mạc cuộc thi nhưng tôi nghĩ rằng các em không có tâm trí để nghe những lời phát biểu của tôi. Khi hai vị khách tham gia đặc biệt từ Nhật Bản là cô Yuri và cô Shiguma được biết đến như một nữ hoàng trong giới cosplay xuất hiện thì hội trường gần như bùng nổ. Tại đêm chung kết ngày hôm đó, đã có biểu diễn đầy nhiệt tình của 6 nhóm được gọi là “Cosplayer” sau khi vượt qua được vòng sơ khảo chấm qua các đoạn phim. Ở Nhật Bản, cosplay được chú trọng đánh giá theo các kiểu tạo mẫu qua ảnh thì tại Việt Nam, sự quan tâm được hướng tới thưởng thức biểu diễn (Biểu diễn tập thể). Tuy nhiên, đối với một người không am hiểu về chuyện tranh, hoạt hình như tôi thì tôi rất lấy làm tiếc là không thể đánh giá “hóa trang” như thế là giỏi và chỉ biết ngồi theo dõi tiết mục mà thôi.

“Họp báo chia tay” với phóng viên báo chí Việt Nam  
   
    Ngày 14 tháng 9, tôi đã tổ chức cuộc họp cuối cùng với phóng viên báo chí Việt Nam tại Đại sứ quán. Tôi rất cảm động vì đã có nhiều phóng viên đến để lấy tin “Lời chia tay” của đại sứ Nhật Bản.  Tôi đã nêu cảm xúc của mình trong thời gian nhậm chức tại Việt Nam trong 30 phút đầu. Trong phần mở đầu, sau khi tôi giải thích về tình hình qua lại của các quan chức cấp cao, sự phát triển trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và thành tích của dự án ODA, tôi cũng đã thể hiện nguyện vọng của mình như sau: “Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển từ nước nông nghiệp sang quốc gia công nghiệp hiện đại, nên tôi mong rằng Việt Nam sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế trong công nghiệp và mong Việt Nam sẽ vượt qua được cạnh tranh tự do khốc liệt trong khu vực.” Mặt khác, sau cùng phần mở đầu, tôi có nêu thêm “Để xây dựng xã hội hiện đại, Việt Nam cần xem lại các tập quán xã hội cũ dẫn đến tham nhũng và hối lộ, cần nâng cao ý thức vệ sinh, hình thành ý thức tuân thủ quy định và luật lệ xã hội, và cần hoàn thiện cách ứng xử trong xã hội”, tuy nhiên tôi lo lắng không biết ý nguyện của mình đã truyền đạt đến các bạn phóng viên được bao nhiêu.

     Hồi tưởng lại 2 năm rưỡi nhậm chức vừa qua, tôi đã trả lời hơn 120 phỏng vấn của các phóng viên. Mặt khác tôi đã tổ chức 7 lần “Tour Báo chí” đi cùng các phóng viên đến khảo sát tại địa phương nhận viện trợ không hoàn lại quy mô nhỏ, do đó tôi có quan hệ thân thiết với nhiều phóng viên. Các phóng viên đã tổ chức một buổi tiệc trưa chia tay dành cho tôi. Tất cả các bạn đều là những thế hệ trẻ nghiêm túc, chân thật, làm việc đầy nhiệt huyết và có quan tâm mạnh mẽ đến “hình ảnh của đất nước Việt Nam trong con mắt đại sứ nước ngoài”. Hiện nay Việt Nam chưa phải là một đất nước “Tự do ngôn luận” như các nước phát triển phương tây nhưng khi nhìn thấy những ánh mắt sáng ngời của các phóng viên trẻ, tôi tin rằng “Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sáng”. Tôi mong chờ thành công của từng bạn phóng viên.      

Bài phát biểu tại tiệc chia tay của Đại sứ Sakaba

Tôi muốn bày tỏ lòng cảm kích trước sự có mặt đông đủ của các quí vị trong buổi tiệc chia tay tôi ngày hôm nay.  Là một Đại sứ, tôi vẫn biết rằng  đến một ngày nào đó, tôi cũng phải chia tay đất nước nơi mà mình được cử tới, thế nhưng khi giờ phút phải nói lời chia tay đã đến, tôi vẫn không thể cảm nhận được, trong tôi thấy rất buồn. Thời gian mà tôi và nhà tôi được làm việc ở Việt Nam trong vòng hai năm bảy tháng qua thật ngắn ngủi  nhưng chúng tôi lấy làm hài lòng đã hoàn thành nhiệm vụ nhờ sự ân cần và giúp đỡ to lớn của tất cả các quí vị.  Một lần nữa, tôi xin được vô cùng cảm ơn tất cả các quí vị có mặt tại đây.

Trong những tuần gần đây khi mà thông tin  về việc tôi sắp hết nhiệm kỳ được công bố, tôi rất biết ơn đông đảo các đồng nghiệp đã tổ chức tiệc chia tay tôi.  Trong các buổi tiệc đó, họ thường hỏi tôi “ Điều gì khiến Ngài nhớ nhất trong thời gian công tác tại Việt Nam?”  Khi đó tôi đã trả lời “Đó là việc tôi đã đi thăm được toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam”.  Mặc dù sứ mệnh của nhà ngoại giao thường hay hướng trọng tâm vào các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, tôi lại cố gắng đi về các miền quê được càng nhiều càng tốt và tôi cũng thỉnh thoảng đi tới các địa bàn vùng sâu vùng xa ở miền núi. Tôi sẽ không bao giờ quên từng gương mặt rạng rỡ của người dân các dân tộc thiểu số mà tôi có dịp gặp họ trong các chuyến đi công tác địa phương tới tỉnh Kon Tum hay Sơn La.  Tôi tin tưởng rằng đa dạng sắc tộc và sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc là nét độc đáo nhất của Việt Nam. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ cố gắng gìn giữ lâu dài truyền thống quý báu đó.

Tiếp theo đó, tôi cũng được hỏi “Đối với Ngài, ở Việt Nam đâu là nơi đẹp nhất?”  Đây là câu hỏi rất tế nhị và để trả lời thì tôi nghĩ rằng, là một nhà ngoại giao tôi phải trả lời “Tôi không thể nói cụ thể một nơi nào vì mỗi vùng miền đều có nét hấp dẫn riêng”, nhưng từ cách mà tôi và vợ tôi lựa chọn đi nghỉ thì thành phố Hội An là địa điểm ưa thích nhất. Hội An không những có khu nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu mà là địa điểm đi dạo phố thật thú vị, đặc biệt Hội An còn có “Khu phố Cổ” được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trong khu vực phố cổ có một chiếc cầu mang tên “Cầu Nhật Bản”. Chiếc Cầu này gợi cho chúng tôi nhớ về khu phố Nhật Bản, nơi các thương gia Nhật Bản sinh sống hồi thế kỷ thứ 16 - 17.  Mùa hè năm nay, tôi và nhà tôi đã có hai chuyến đi nghỉ ngắn và cả hai kỳ nghỉ đều hướng tới Hội An.
Câu hỏi thứ ba tôi hay nhận được là “Món ăn Việt Nam Ngài ưa thích nhất là gì?”  Câu hỏi này được đặt ra không đúng lắm, vì nó đương nhiên coi người được hỏi là người yêu thích món ăn Việt Nam, tuy nhiên, là một người rất mê ẩm thực Việt Nam, tôi không ngần ngại gì khi trả lời câu hỏi.  Món khoái khẩu của tôi là “Bún riêu” và “Bún bò Huế” và “Cao lâu”.  Bún riêu – món canh cua nấu chua vị tuyệt hảo; Bún bò Huế chứa nhiều gia vị cay đặc trưng.  Cao lâu là món đặc sản của Hội An,  và tôi thích chất mì cao lâu dai và cứng giống kiểu mì Udon của Nhật. Tôi ngẫu nhiên chỉ nêu tên ở đây những món Việt Nam mà tôi ưa thích nhất,  còn chắc chắn rồi, Việt Nam là thiên đường cho tất cả các bạn yêu mến các món mì bún phở. 

Và rồi câu hỏi cuối cùng là một câu hỏi khá khó, “Ngài suy nghĩ thế nào về đất nước hoặc con người Việt Nam?” Trên thực tế, tôi nhận được câu hỏi như thế này vô cùng nhiều trong thời gian công tác hai năm rưỡi tại Việt Nam, mỗi khi nhận được câu hỏi tôi laị tự hỏi mình sẽ trả lời thế nào. Đặt câu hỏi này cho 100 người nước ngoài thì sẽ nhận được 100 câu trả lời khác nhau.  Đối với tôi,  không khí đô thị tràn đầy sức sống của thanh niên Việt Nam cùng với sự ồn ào và hỗn độn của họ là những yếu tố làm cho Việt Nam hấp dẫn lạ thường.  Về con người Việt Nam, có vẻ như họ luôn có cái nhìn lạc quan về phía trước và tôi cảm nhận được sinh lực mạnh mẽ toát lên từ phong cách  sống của họ. Như tôi đã từng nói điều này với giới trẻ, tôi muốn giới trẻ Việt Nam phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hơn, có tinh thần kỷ luật hơn và có tính tuân thủ hơn.  Nếu tôi trả lời câu hỏi này một cách quá thẳng thắn, là một nhà ngoại giao, tôi có nguy cơ bị “không được chấp thuận” và có lẽ tự dấn mình vào nguy cơ bị trục xuất.   Tuy vậy, trong trường hợp của tôi,  nếu tôi bị yêu cầu trục xuất thì tôi cũng không sao bởi vì tôi sẽ đi về trong vòng vài ngày nữa.   (Tôi nói đùa một chút thôi).

Bài phát biểu của tôi cũng đã khá dài.  Giờ đây, tôi đã sẵn sàng chuẩn bị rời Việt Nam, trong tôi có hai cảm xúc đan xen,  một là cảm xúc hoàn thành công việc, tôi đã làm tất cả những gì mà tôi có thể ở cương vị là một Đại sứ, và cảm xúc thứ hai là mong muốn được làm việc ở đây thêm chút nữa.  Nhìn chung, tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng bởi vì tôi đã được làm việc và sống trong vòng hai năm rưỡi qua ở Việt Nam với sự giúp đỡ tận tình và nồng nhiệt của tất cả các quý vị có mặt trong buổi tiệc ngày hôm nay.  Xin cảm ơn các quí vị thật nhiều.

Xin chào. Hẹn gặp lại.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY

MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY
(Sau một ngày thống kê một cách khách quan những bi hài kịch thời sự nóng hổi)



Chào một ngày giống hệt mọi ngày

Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc

Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”

Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”



Chào một ngày giống hệt mọi ngày

Đọc báo thấy cha ông mất hút

Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…

Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng



Chào một ngày đất nước tự lưu vong

Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc

Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc

Pano giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười



Chào một ngày phát triển giống đười ươi

Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ

Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ

Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì… tiền



Chào một ngày vong bản vì… hèn

Sống chết mặc bây, túi thầy vô cảm

Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa rồi Diễm…

Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận… nước Tàu



Chào một ngày bãi biển hóa nương dâu

Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh

Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh

Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều



Chào một ngày hình chữ S tong teo

Tài nguyên bôxit bị bới đào như… bọ xít

Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết

Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng



Chào một ngày long mạch bị xới tung

Máu bầm đất đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo

Ai cho phép Hoàng Sa Trường Sa thành Tam Sa lếu láo

Tội nghiệp rừng cọc nhọn của Hưng Đạo Đại Vương trên sóng Bạch Đằng



Chào một ngày giống hệt cõi âm

Những xác chết anh hùng bật dậy

Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy

Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền



Chào một ngày soi rõ mặt anh em!



Bùi Chí Vinh