Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Thư cảm tạ chính phủ và nhân dân Việt nam của thủ tướng Nhật Bản -ông Kan Naoto


KIZUNA – MỐI ÂN TÌNH



Ngày 11 tháng 4 năm 2011



Đã 1 tháng trôi qua kể từ ngày miền Đông Nhật Bản trải qua thảm họa thiên tai – một trận động đất và sóng thần dữ dội – khiến hơn 13.000 người thiệt mạng và hiện tại vẫn có hơn 14.000 người mất tích và hơn 150.000 người phải sống cuộc sống lánh nạn. Tôi xin gửi lời chia buồn tới tất cả nạn nhân và gia đình nạn nhân người Nhật Bản cũng như người nước ngoài trong thiên tai vừa qua.

Chúng tôi đang dốc toàn lực để giải quyết và nỗ lực hết sức mình để ổn định tình hình nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 càng sớm càng tốt.

Thời gian 1 tháng sau trận động đất là thời kỳ cực kỳ khó khăn đối với Nhật Bản, tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian để chúng tôi cảm nhận rõ sự đồng hành và chia sẻ của cộng đồng quốc tế đối với Nhật Bản và chúng tôi rất biết ơn về điều đó.

Đến nay, đã hơn 130 nước, khu vực, gần 40 tổ chức quốc tế, rất nhiều các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trên toàn thế giới đã gửi lời chia sẻ và thể hiện sự hỗ trợ, đoàn kết đối với Nhật Bản thông qua các hoạt động như quyên góp, v.v. Các nhân viên cứu hộ từ nhiều nước, khu vực đã đến vùng bị thiệt hại ngay sau đó để tham gia các hoạt động cứu hộ cứu nạn và mang đến sự hỗ trợ vật chất như thực phẩm, thuốc, chăn. Đây là một nguồn động viên lớn đối với người bị nạn. Rất nhiều trẻ em các nước đã gấp hạc giấy để gửi những lời nguyện cầu cho sự tái thiết của Nhật Bản.

Đặc biệt, chúng tôi đã nhận được rất nhiều những lời thăm hỏi động viên chia sẻ chân tình từ các lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam và nhiều người dân Việt Nam. Hơn nữa, không chỉ có các cơ quan chính phủ, mà rất nhiều đoàn thể doanh nghiệp, cá nhân đã quyên góp ủng hộ cho Nhật Bản. Và tôi tin rằng, điều đó đã thể hiện mạnh mẽ mối ân tình đã được vun đắp giữa Nhật Bản và Việt Nam cho đến nay.

Đại diện cho nhân dân Nhật Bản, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự hỗ trợ quý báu này.

Nhật Bản sẽ hồi sinh và trở thành đất nước tươi đẹp hơn nữa. Tôi tin rằng, bước tiếp trên con đường hồi sinh đó chính là nghĩa vụ của Nhật Bản đồng thời là sự đền đáp có ý nghĩa nhất đối với sự đồng hành và động viên từ cộng đồng quốc tế. Tôi tin chắc rằng với sự hợp tác của cộng động quốc tế và sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc, điều đó sẽ thành công.

Nhật Bản sẽ đền đáp sự hỗ trợ của các bạn bằng cách tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng quốc tế.

Để làm được điều đó, tôi sẽ nỗ lực hết sức mình trong công cuộc tái thiết.

Thủ tướng Nhật Bản
Naoto Kan


Người bạn trong lúc hoạn nạn là người bạn chân thành






Bản gốc tiếng Nhật.






KIZUNA – THE BONDS OF FRIENDSHIP

平成23年4月11日   

巨大な地震と津波に見舞われ、1万3千人以上の死者を出した東日本大震災から一ヶ月が経ちましたが、未だに1万4千人以上が行方不明であり、約15万の方々が、今も避難生活を強いられています。我が国の国民だけでなく、外国人の方も含め、今回被災されたすべての方と、そのご家族の皆様には、心よりお見舞いを申し上げます。
福島第一原子力発電所の状況については、現在、事態の収束のために全ての資源を動員し、一日も早い安定化に向けて努力しているところです。
大震災からの一ヶ月間は、日本にとって極めて厳しい期間でした。しかし、同時に、日本は世界と共にあることを、改めて実感し、感謝する期間となりました。
これまで130以上の国・地域、40近い国際機関、数多くの非政府組織、そして世界中の方々からお見舞いをいただき、さらには義援金などを通じて支援と連帯を示していただきました。様々な国・地域から救助隊員の方々が駆けつけ、いち早く被災地で救援活動を行い、食料・医薬品・毛布等の物資を届けてくださったことは、被災者を心から勇気づける支援でもありました。また、被災地の復興を願い、遠い国の子供たちが一生懸命折ってくれた千羽鶴も届けていただきました。
 特にベトナムにおいては 、共産党及び政府の指導者をはじめとするたくさんの方々から心からのお見舞いと暖かい励ましのメッセージをいただきました。また、政府機関のみならず、数多くの団体、企業及び個人から貴重な 義援金をいただきました。私は、これはこれまで日本とベトナムとの間で大切にはぐくまれてきた「絆」の強さを物語るものであると確信しているところです。
このような世界中からの支援に対し日本国民を代表して心から感謝を申し上げます。
日本は必ず再生し、復活し、さらに素晴らしい国になります。国際社会が示してくださった温かい激励と連帯に応えるためにも、その新生への道を歩むことこそが、我が国の責務であり、最高の返礼であると考えています。そして、日本国民の底力と国際社会の温かいご協力により、それは必ずできると、私は確信しています。
そして、世界の皆様からいただいた温かいご支援に対し、国際貢献という形で、必ず恩返しをしたいと思い定めています。
そのためにも、私は、復興に向けて全力を尽くして参ります。
内閣総理大臣
菅 直人

まさかの友は真の友

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Hãy cảnh giác với thái độ bạo quyền ngang ngược của Trung Quốc. An nguy của Đài Loan và Việt nam cũng là an nguy của Nhật

Sakurai Yoshiko
28 năm về trước , đề đốc hải quân Lưu Hoa Thanh của Giải phóng quân Trung Quốc đã đưa ra đề án với tên gọi là Đại Chiến Lược, trong đó ông ta đã đề ra những mục tiêu cụ thể mà trong đó mục tiêu của giai đoạn 4 của chiến lược là tới năm 2040 quân đội Trung Quốc sẽ bài trừ hải quân Mỹ ra khỏi vùng tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dưng , xác lập bá quyền của Trung Quốc trong toàn bộ vùng biển này. Để thực hiện quá trình đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này và xây dựng nên một vùng Đại Trung Hoa, điều tiên quyết của kế hoạch là phải thu hồi Đài Loan và thống hợp Việt nam về lại lãnh thổ Trung Hoa. Đối với giới cầm quyền Bắc Kinh Đài Loan là một tỉnh phản loạn và Việt nam là một quốc gia sách phong thuộc Trung Quốc cho đến thế kỷ 18 nên việc thu hồi 2 vùng lãnh thổ này điều kiện tiên quyết của kế hoạch Đại Chiến Lược. Từ điều kiện địa lý thì trong trường hợp nếu thu hồi được Việt nam và Đài Loan thì biển Đông , biển Hoa Đông có thể nói là đã trong tay của Trung Quốc , đây là bước đi đầu tiên trong toàn bộ chiến lược trường kỳ nhằm áp đặt  bá quyền khống chế toàn bộ vùng Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.  Nếu đứng trên góc nhìn của  Mỹ , Nhật , Ấn Độ và các nước Đông Nam Á
(còn tiếp)

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Đối sách trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku

 

Chủ nhật, 03 Tháng 10 2010 00:00
Báo Sankei ngày 24/9 đăng bài viết của Giáo sư Viện đại học thuộc trường Đại học Takushoku, ông Satoshi Morimoto nói về sự liên quan giữa vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc và vấn đề di chuyển căn cứ Futenma của Mỹ. Nội dung bài báo như sau. 

Theo ông Morimoto, vụ va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc và tàu tuần tra Nhật Bản gần quần đảo Senkaku đã leo thang cùng với việc Trung Quốc thể hiện thái độ cứng rắn từ việc nhiều lần triệu Đại sứ Nhật Bản tới kháng nghị, cho biểu tình trước sứ quán Nhật Bản, đình chỉ giao lưu cấp bộ trưởng, giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch, ngừng đàm phán khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông, cho đến quyết định hoãn chuyến thăm Nhật Bản của Phó Chủ tịch Quốc hội Lý Kiến Quốc để yêu cầu thả thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc vô điều kiện. Các biện pháp của Trung Quốc ngày càng quyết liệt và thiếu sự bình tĩnh. 

Phía Trung Quốc cho rằng nếu cơ quan tư pháp Nhật Bản ra quyết định khởi tố thuyền trưởng tàu đánh cá nước này theo luật pháp Nhật Bản, thì sẽ xảy ra việc đã rồi là quần đảo Senkaku về mặt pháp lý đã được coi là lãnh thổ của Nhật Bản. Do đó, Trung Quốc không ngừng gây áp lực buộc Nhật Bản phải thả người và theo dõi sát thái đội đối phó của phía Nhật Bản. Có lẽ Trung Quốc tính toán rằng nếu bị dồn ép, cuối cùng sẽ có gì đó xảy ra giống như khi Trung Quốc gây sức ép yêu cầu để Phó Chủ tịch Tập Cận Bình yết kiến Nhật Hoàng. Trung Quốc có lẽ không muốn hiểu rằng áp lực chính trị không có hiệu quả đối với nhà chức trách tư pháp Nhật Bản. 

Mục đích cao nhất của Trung Quốc là tạo ra sự đã rồi nhằm mở rộng chủ quyền biển đảo ở khu vực biển xung quanh và tiếp tục đưa ra vấn đề chủ quyền khi tiến hành đàm phán với Nhật Bản. Vì vậy, có khả năng sau này Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa tàu đánh cá đến gần quần đảo Senkaku, uy hiếp bằng việc phái tàu ngư chính cỡ lớn được cải tạo từ tàu chiến đến bảo vệ tàu đánh cá nhằm áp dụng thủ đoạn chi phối hiệu quả trên thực tế. 

Bên cạnh việc kiềm chế không để các cuộc biểu tình chống Nhật Bản lan rộng trong nước, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ lợi dụng tình cảm chống Nhật Bản để gây sức ép. Ngoài ra, cũng cần tính đến yếu tố rằng Trung Quốc đã nhận thấy quan hệ Nhật-Mỹ đang không được suôn sẻ, tình hình chính trị Nhật Bản không ổn định, nên Trung Quốc đã trả đũa việc Nhật Bản chỉ trích nước này về vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN hồi tháng 7. 

Đối với Nhật Bản, không có biện pháp nào khác ngoài việc khẳng định nguyên tắc không tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và xử lý nghiêm vụ va chạm tàu theo luật pháp của Nhật Bản. Cho đến nay, cách đối phó của Chính phủ Nhật Bản tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc bình tĩnh là biện pháp thích hợp. 

Biện pháp đối phó đầu tiên mà Nhật Bản cần áp dụng tiếp theo là giải quyết nhanh chóng vấn đề Futenma, tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ. Việc này sẽ làm tăng vai trò răn đe của quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, là vấn đề cấp bách trong chiến lược đối phó với Trung Quốc. Nguyên nhân là do vấn đề Senkaku và vấn đề Futenma có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 

Giả sử quần đảo Senkaku trở thành lãnh thổ của Trung Quốc, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản, trong đó có các căn cứ ở Okinawa , sẽ trở thành tiền tuyến đối lập giữa Mỹ và Trung Quốc. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, chỉ có cách khởi động lại kỹ năng ngăn chặn dựa trên quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ. Nếu có thể, cần sớm tiến hành các cuộc tập trận chung trên biển giữa Nhật Bản và Mỹ ở khu vực biển xung quanh Okinawa. 

Biện pháp thứ hai là cần đối phó bình tĩnh bằng luật pháp và chính nghĩa trước hành động tăng cường phản đối Nhật Bản của phía Trung Quốc. Nếu Trung Quốc gây áp lực với Nhật Bản và nghĩ đơn giản rằng có thể thực hiện được ý đồ của mình, Nhật Bản cần tuyên bố rõ quan điểm sẽ áp dụng nghiêm luật pháp trong nước để xử lý. 

Ngoài ra, Nhật Bản cần phải thảo luận trước các biện pháp đối phó với trường hợp Trung Quốc tăng cường hoạt động thường xuyên trên biển, trong đó có việc phái tàu chiến của hải quân bảo vệ tàu đánh cá và tiếp cận lãnh hải Nhật Bản. Để chuẩn bị đối phó với Trung Quốc, Nhật Bản cần tiến hành các thủ tục quốc hữu hóa quần đảo Senkaku hiện đang thuộc sở hữu tư nhân, chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đối phó tổng thể như xây dựng bến đỗ tàu, cơ sở giám sát cảnh giới, căn cứ tên lửa đối hạm, tiến hành thực hiện chiến lược hướng Tây Nam, gấp rút áp dụng biện pháp bảo vệ khoảng 190 đảo xa từ điểm cực nam tỉnh Kagoshima đến đảo Yonagunijima… 

Thứ ba, không thu nhỏ vấn đề quần đảo Senkaku thành vấn đề giữa Nhật Bản và Trung Quốc, mà cần nỗ lực mở rộng thành vấn đề đa quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 và Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức tại Yokohama vào tháng 11 năm nay. Thông qua các hội nghị này, cần có các hoạt động ngoại giao dựa trên sự lo ngại của các nước về vấn đề tự do hàng hải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc đang phô diễn cho các nước ASEAN, những nước đang có vấn đề tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, thấy các biện pháp đối kháng với Nhật Bản. Vì vậy, các nước ASEAN đang chú ý theo dõi biện pháp đối phó của Nhật Bản. 


Điều cần nói rõ trong vụ việc lần này là ý đồ rõ ràng gây áp lực của Trung Quốc nhằm mở rộng chủ quyền trên biển, bằng cách tăng cường hoạt động thường xuyên trên biển như lần này, Trung Quốc đã bắt đầu tiến trình lâu dài nhằm đạt được mục đích của họ. Đối với Nhật Bản, không còn cách nào khác là cần công khai đối phó dựa trên luật pháp và chính nghĩa./. 
Nguon Sankei (産経新聞)

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Đại Việt tân sử

Đào Tuấn

 Nói lại chuyện năm đó, Tổng trấn Hà Nội là Lê Thế Thảo bàn với Thượng thư bộ Công là Nguyễn Hồng Quân về chuyện dời đô về Ba Vì. Bấy giờ dân chúng Thăng Long phản đối dữ lắm, bèn thôi. Thảo ngồi bên hồ Lục Thủy tấu lên rằng chuyện dời đô là do Quân chứ đâu phải Thảo. Dân gian mới có câu gọi Thảo là “Tổng đốc nuốt lưỡi”, sáng đúng chiều sai sáng mai lại đúng.
Tháng tám Thảo định xây dựng 5 cổng chào ở 5 cổng thành Thăng Long, sửa sang lại đường xá bên hồ Lục Thủy. Nhưng chưa kịp làm thì đã bị bọn hủ nho đàm tiếu rằng tốn tiền hao của của dân. Có kẻ mưu sĩ bảo rằng xưa Thục Phán đắp thành ở Việt Thường cứ đắp xong lại sụt, nay chỉ dựng cổng, lát đường, son phấn cho tòa cổ tháp Hàng Đậu chưa làm đã bị dèm pha, ông phải trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông rồi hưng công đắp lại việc mới xong. Thảo nghe lấy làm sợ bèn trai giới 3 ngày cậy sư ở chùa Khai Quang cúng giải hạn. Có kẻ bốc phệ bảo rằng đất ở đó đào ra toàn sét trắng, kim khí ngút giời, ngài tên Thảo là kị, không đào bới động thổ gì ở các cổng được. Sợ biến. Thảo bèn quyết không làm nữa chỉ cho dựng tạm cổng chào bằng phên ép, thắp vạn bóng đèn khắp trong ngoài thành, sơn cho thực màu mè, một đêm đã xong.
Lời bàn của sử thần Ngô Liên Thiên: Trong chiếu dời đô, vua Lý chiếu rằng Đại La là đất có thế rộng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam-Bắc-Đông-Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa…Thực là nơi hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời. Thế mà nay một vị tổng đốc Thăng Long có nghề cũ là kiến trúc lại bàn chuyện dời đô để kinh đô vào thế rúc đầu vào núi và rời xa sông. Thực là ngu vô đối.
Ngày dần, tháng 8, có dị nhân nam thành Thăng Long cầm phướn trắng nói sẽ xua mưa trong 7 ngày đại lễ. Nữ quan khí tượng họ Nguyễn tên gọi Lan Châu tấu lên rằng ở bên Tàu người ta phải tốn kém muôn vạn ức bắn mây ngăn mưa thế là đã không còn tin gì ở những kẻ dùng phép ma mị lừa gạt dân chúng. Lại nói xưa Gia cát võ hầu dựng đài Thất tinh dưới chân núi Nam Bình cầu gió đông cũng là do ý trời chứ làm gì có chuyện trên thông thiên văn, dưới tường…địa chất. Họ La dựng nên câu chuyện thần bí đâu có dẫn được phép tắc nào ra. Nguyễn thừa tướng nghe vậy nên không tin lời dị nhân nữa, mới xuống chiếu cấp cho khí tượng nha 6 tỷ quan tiền để báo mưa.
Sử gia Lê Chưa Hưu bàn: 6 tỷ quan tiền chỉ để biết trước có mưa trước nửa canh giờ trong khi một kẻ thường dây mắc chứng dị ứng thời tiết, chẳng cần phải biết mưu cập bốc phệ chẳng cần phải hỏi quỷ thần chuyện hung cát cũng có thể đoán ra mưa trước hai ngày,  há phải là hoang phí lắm ru
Tháng bảy, trên internet truyền lời sấm rằng:
Một rồng bay lên
Một rồng lặn nước
Bãi cháy ngút lửa
Công đầu sao rơi
Có người giảng rằng Đại lễ thành Thăng Long là việc rồng bay. Rồng lặn là điềm cầu Long Biên sẽ sụp xuống sông Cái. Bãi cháy ứng với địa danh Bãi Cháy ở Quảng Ninh, tất xảy cháy lớn. Còn sao rơi ám chỉ một quan lớn sẽ chết.
Đồn rằng do chúc dân Phan Bích Hằng truyền ra.
Chính Bắc thành Thăng Long, sát bờ sông Cái có người xây một ngôi mộ ghi chào mừng ngàn năm.
Tháng tám, động đất ở xứ Thanh. Chúng lo sợ lắm đem cả 3 việc này về báo rằng: có sao chổi thì có binh biến, có động đất thì ắt có một rồng lìa đầu. Vương lo sợ mới sai Thái thú Thăng Long là Phạm Quang Nghị ngồi xe đến thăm khai quốc công thần Nguyên Giáp Võ Hầu người đã 2 lần giữ thành Thăng Long năm Bính Tuất và năm Mậu Tí. Thấy ngài đã già yếu lắm.
Mùa thu, nước Đức dâng bia
Dịch lợn xanh tai lan khắp 31 phủ. 9 châu xảy cháy rừng
Ở làng Kẻ Noi, tổng Cổ Nhuế, phủ Hoài Đức 1000 con bọ xít hút máu xuất hiện.
Đông Hải có biến. Triều đình sai phó binh bộ thượng thư Nguyễn Chí Vịnh đi sứ sang Tàu. Vịnh nguyên là con trai út của Binh bộ thượng thư Nguyễn Vịnh, người năm chết đói Ất dậu được nhà vua cho tên là Nguyễn Chí Thanh. Vịnh là người thâm trầm, có chí lớn, tương truyền khi nhỏ, có lần đi chơi ở Tây Hồ thấy vị tướng quân tập bắn mới cười rằng: Bắn thì có gì khó, phải không bắn mà giặc trúng tên mới là cách bắn của bậc trí giả. Vịnh bình sinh thích nhất Tào Tháo, coi đó là bậc kỳ tài, thường nói với chúng rằng: Đã kế, thì phải hiểm. Không hiểm thì đến Gia Cát Võ Hầu chia ba thiên hạ từ hồi còn trong lều cỏ cuối cùng cũng là kẻ thua mà thôi. Về sau khi nắm binh quyền trong tay, Vịnh lập ra mạng lưới thám mã, quyền nghiêng thiên hạ.
Cuối tháng 9 nhân ngày nước Tàu khai quốc, Triều đình 3 vị tam công gửi sứ điệp xưng thần, xin giữ 16 chữ vàng
Mùa thu năm đó, cho đúc tượng Phù Đổng Thiên Vương trên núi Sóc hết 85 ngàn cân đồng, 60 tỷ quan tiền. Có mụ phú gia xin được đúc tim vàng. Việt Vương nghe thế bèn ngoảnh hỏi tả hữu. Có kẻ áo vàng đầu trọc tấu: Cổ kim đông tây chưa đâu có tim tượng,ở ta có lệ yểm tâm. Vương nghe đến thế đã có ý chỉ rằng: Chúng không có thì ta có mới là độc. Lại nghĩ tim thì phải có động mạch, tĩnh mạch mới treo được ở trong. Bèn sai người đúc tim cho cả người và ngựa gắn trong ngực đồng.
Ngày tí, tháng 9, Có quan thống kê họ Đỗ tên Thức tấu lên rằng cả nước có 688,4 nghìn lượt hộ với 2653,9 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói.
Dưới thềm, Thượng thư bộ Mõ tấu lên xin triều đình cấp tiền cho các mõ nha. Bèn phẩy tay cho thượng thư bộ Lương tài là Vũ Văn Ninh mở kho cấp ra 52 tỷ quan tiền.
Có con buôn là Tôn Trung Dân phú chủ Trường Thành ở phủ Hoài Đức xin dâng 100 tỷ quan tiền làm cống phẩm “Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long”. Vương phê
Ngày tí, tháng 9, Thành nhà Mạc thất thủ ở phủ Hưng Hóa.
Sử gia Lê Chưa Hưu bàn: Đại Việt bấy giờ đang vay nợ rất nhiều. Dự trữ trong ngân khố còn rất ít. Nhưng lại tung tiền cho câu chuyện lễ lạt, thế thì tiêu tốn tiền của sức dân biết chừng nào mà kể. Của không phải trời mưa xuống, sức không phải là thần làm hộ, há chẳng phải vét máu mỡ của dân ư! Vét máu mỡ của dân, có thể gọi là làm việc phúc chăng?
Ngự sử Ngô Liên Thiên bàn: Ngàn năm trước, rồng vàng hiện ra ở nơi thuyền rồng vua Lý ngự là điềm tốt cho việc lập thành Thăng Long. Cổng thành nhà Mạc có 418 năm tuổi thọ sau một đêm bỗng biến thành lò gạch vài ngày tuổi. Điềm này xấu bởi năm xưa có kẻ sĩ là Nam Cao đã kể những câu chuyện liên dân về một kẻ là Chí phèo đã sinh ra từ lò gạch. Phúc họa mới biết là thật khó lường.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

"Nhật Bản quốc dân ơi , Hãy khóc đi." Xem đô trưởng Tokyo ông Ishihara mượn chuyện Vn ra chửi chính phủ ông Kan

【中国人船長釈放】「パンダの代わりに尖閣を渡すのか」石原都知事(2) (1/4ページ)

2010.9.24 18:57
このニュースのトピックス領土問題
 「おそらく今度もね、クリントンは国務長官としての見得を切ったけど、アメリカの圧力が(日本側へ)あったんでしょう、『とにかく泣け』と。アメリカも迷惑千万なんで、日本も泣けということで泣いたんだね。だから、せめて、こんな理不尽な横暴がまかり通るんなら、中国の政府の真意を知るためにも尖閣で向こうから衝突してきたと称している保安庁の言い分が正しいのかどうか、保安庁の持っているビデオを公表してもらいたい」
 「公表させることはあなた方、メディアの責任ですよ。都民、国民の皆さんそう思いませんか? 皆で声を合わせて、今の政府に保安庁の持っている資料を公表しろと。この頃、法的権威は、今度の検察も問題も含めて、分かんなくなってきたけれども、国民全体がこの尖閣の問題に、非常に強い屈辱感と怒りを感じているときに、政府は自分の出処進退の論拠示すためにも、ビデオを公開すべきだと思います」
 それが、実は日本の政府の作り事だったら問題あるかも知れませんが、いずれにしろ資料を出してもらいたい。『それ(証拠)がありながらなんで裁判をしなかった』ということになりかねないからね。本当に腹立つねこの問題は」
「中国には、あの島が中国の領土だという論拠は全くないんだよ。彼らがそう言うんだったらね、沖縄が返還される前、アメリカが戦勝国として日本を統治しながら、あの尖閣諸島を爆撃演習のターゲットに使ったんですよ。その間、慰謝料を払うために、当時の持ち主だった順天堂(大学病院)の婦長さんしていた人に慰謝料を払った」
 「私は青嵐会で灯台を建てるついでに、島を買って預かろうじゃないかと言うことで(所有者の女性に)会いに行きました。残念ながら、『要望があったんで売りましたよ』と。(買い手の)その人に連絡して、を売って頂きたいと言いに行こうと思ったら『政治家に会いたくない。政治家は一切信用できない』って」
 「調べたら、私の死んだ母親の親友の奥さんと(買い手の)家族の家長である老婦人が親友だっていうんで、その伝で会いに行きました。そしたら丁寧に断られましたね。大きな土地持ちで『戦争中、中島飛行機のために一方的に政府から土地を取られたり、区画整理だということで、自分の屋敷の一部を大きく削られ本当に政治不信で、私は政治家は信じませんから。石原さんは知己の知己ですけども、残念ながらその気はございません』ということで帰ってきましたけど。そんな経緯もあるんですよ」
「中国はあの領土が自分たちのものである所以はどこにあるのかね。メディアは調べて聞いてくれよ、本当に。(南シナ海の)スプラトリー(諸島)と同じことになるよ」
 「ベトナムをフィリピンも切歯扼腕しているスプラトリーにどうやって中国が基地を作ったかというと、(中国の)秘密部隊が夜中に海の中に潜って、中国の古船、かつての支那の。それから土器の破片(を海中に置いて)、次に調査団が行って、潜ってみたら『あいや~。これ昔、支那人が住んでいた証拠があるよ』って。お金が出てきた、土器の破片が出てきた。これは元々、中国の領土だったということで、あそこに基地を作っちゃって。
 「フィリピンもベトナムも力がないから泣き寝入りしたんだ。まあ尖閣はそうはいかないでしょうが。あそこに日本人が作った鰹節工場の跡地がある、そのために作った入り江もある。彼らがあそこを領土だという所以が歴史的に全くないんですよ。そんな時に(日本の現在の)政府がこのざまだ。日本はこのまま行ったら沈むよ」
 --中国でフジタの社員4人が拘束され、現在取り調べを受けているが
 「分かりません。これは実態がよく分かりませんから、みだりに発言できません。当人達は不本意な思いをしているんじゃないかと憶測するけども」
「まあ暴力団の縄張りの拡張と同じやり方。東アジアの国は息を詰めて眺めていますよ。日本がアメリカと力を(合わせ)毅然としてあの島を守ろうとしなかったら、(周辺国)全部に及ぶということで、これをきっかけに日本とアメリカの存在感もアジアからだんだん薄れていくだろうね。政府は非常に間違った判断をしたと思います」
 --那覇地検が記者会見で、中国人船長を処分保留にした理由について「日本国民への影響や、今後の日中関係を考慮した」ということで捜査の終結したと…
 「要するに(地検が)こういう処置を取った論拠は我が国の利益でしょ? 利益とは金の問題だよ。しかし、それ以上に大事なものがあるんじゃないかね? 国家として、民族にとってもね。そういうことを考える時期に来たと私は思います」
 --中国から来春、上野動物園にパンダを借り入れる協定への影響は?
 「パンダもらって、尖閣を渡すのか? そんなことは考えたら分かるこった」