Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Đối sách trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku

 

Chủ nhật, 03 Tháng 10 2010 00:00
Báo Sankei ngày 24/9 đăng bài viết của Giáo sư Viện đại học thuộc trường Đại học Takushoku, ông Satoshi Morimoto nói về sự liên quan giữa vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc và vấn đề di chuyển căn cứ Futenma của Mỹ. Nội dung bài báo như sau. 

Theo ông Morimoto, vụ va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc và tàu tuần tra Nhật Bản gần quần đảo Senkaku đã leo thang cùng với việc Trung Quốc thể hiện thái độ cứng rắn từ việc nhiều lần triệu Đại sứ Nhật Bản tới kháng nghị, cho biểu tình trước sứ quán Nhật Bản, đình chỉ giao lưu cấp bộ trưởng, giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch, ngừng đàm phán khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông, cho đến quyết định hoãn chuyến thăm Nhật Bản của Phó Chủ tịch Quốc hội Lý Kiến Quốc để yêu cầu thả thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc vô điều kiện. Các biện pháp của Trung Quốc ngày càng quyết liệt và thiếu sự bình tĩnh. 

Phía Trung Quốc cho rằng nếu cơ quan tư pháp Nhật Bản ra quyết định khởi tố thuyền trưởng tàu đánh cá nước này theo luật pháp Nhật Bản, thì sẽ xảy ra việc đã rồi là quần đảo Senkaku về mặt pháp lý đã được coi là lãnh thổ của Nhật Bản. Do đó, Trung Quốc không ngừng gây áp lực buộc Nhật Bản phải thả người và theo dõi sát thái đội đối phó của phía Nhật Bản. Có lẽ Trung Quốc tính toán rằng nếu bị dồn ép, cuối cùng sẽ có gì đó xảy ra giống như khi Trung Quốc gây sức ép yêu cầu để Phó Chủ tịch Tập Cận Bình yết kiến Nhật Hoàng. Trung Quốc có lẽ không muốn hiểu rằng áp lực chính trị không có hiệu quả đối với nhà chức trách tư pháp Nhật Bản. 

Mục đích cao nhất của Trung Quốc là tạo ra sự đã rồi nhằm mở rộng chủ quyền biển đảo ở khu vực biển xung quanh và tiếp tục đưa ra vấn đề chủ quyền khi tiến hành đàm phán với Nhật Bản. Vì vậy, có khả năng sau này Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa tàu đánh cá đến gần quần đảo Senkaku, uy hiếp bằng việc phái tàu ngư chính cỡ lớn được cải tạo từ tàu chiến đến bảo vệ tàu đánh cá nhằm áp dụng thủ đoạn chi phối hiệu quả trên thực tế. 

Bên cạnh việc kiềm chế không để các cuộc biểu tình chống Nhật Bản lan rộng trong nước, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ lợi dụng tình cảm chống Nhật Bản để gây sức ép. Ngoài ra, cũng cần tính đến yếu tố rằng Trung Quốc đã nhận thấy quan hệ Nhật-Mỹ đang không được suôn sẻ, tình hình chính trị Nhật Bản không ổn định, nên Trung Quốc đã trả đũa việc Nhật Bản chỉ trích nước này về vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN hồi tháng 7. 

Đối với Nhật Bản, không có biện pháp nào khác ngoài việc khẳng định nguyên tắc không tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và xử lý nghiêm vụ va chạm tàu theo luật pháp của Nhật Bản. Cho đến nay, cách đối phó của Chính phủ Nhật Bản tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc bình tĩnh là biện pháp thích hợp. 

Biện pháp đối phó đầu tiên mà Nhật Bản cần áp dụng tiếp theo là giải quyết nhanh chóng vấn đề Futenma, tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ. Việc này sẽ làm tăng vai trò răn đe của quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, là vấn đề cấp bách trong chiến lược đối phó với Trung Quốc. Nguyên nhân là do vấn đề Senkaku và vấn đề Futenma có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 

Giả sử quần đảo Senkaku trở thành lãnh thổ của Trung Quốc, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản, trong đó có các căn cứ ở Okinawa , sẽ trở thành tiền tuyến đối lập giữa Mỹ và Trung Quốc. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, chỉ có cách khởi động lại kỹ năng ngăn chặn dựa trên quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ. Nếu có thể, cần sớm tiến hành các cuộc tập trận chung trên biển giữa Nhật Bản và Mỹ ở khu vực biển xung quanh Okinawa. 

Biện pháp thứ hai là cần đối phó bình tĩnh bằng luật pháp và chính nghĩa trước hành động tăng cường phản đối Nhật Bản của phía Trung Quốc. Nếu Trung Quốc gây áp lực với Nhật Bản và nghĩ đơn giản rằng có thể thực hiện được ý đồ của mình, Nhật Bản cần tuyên bố rõ quan điểm sẽ áp dụng nghiêm luật pháp trong nước để xử lý. 

Ngoài ra, Nhật Bản cần phải thảo luận trước các biện pháp đối phó với trường hợp Trung Quốc tăng cường hoạt động thường xuyên trên biển, trong đó có việc phái tàu chiến của hải quân bảo vệ tàu đánh cá và tiếp cận lãnh hải Nhật Bản. Để chuẩn bị đối phó với Trung Quốc, Nhật Bản cần tiến hành các thủ tục quốc hữu hóa quần đảo Senkaku hiện đang thuộc sở hữu tư nhân, chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đối phó tổng thể như xây dựng bến đỗ tàu, cơ sở giám sát cảnh giới, căn cứ tên lửa đối hạm, tiến hành thực hiện chiến lược hướng Tây Nam, gấp rút áp dụng biện pháp bảo vệ khoảng 190 đảo xa từ điểm cực nam tỉnh Kagoshima đến đảo Yonagunijima… 

Thứ ba, không thu nhỏ vấn đề quần đảo Senkaku thành vấn đề giữa Nhật Bản và Trung Quốc, mà cần nỗ lực mở rộng thành vấn đề đa quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 và Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức tại Yokohama vào tháng 11 năm nay. Thông qua các hội nghị này, cần có các hoạt động ngoại giao dựa trên sự lo ngại của các nước về vấn đề tự do hàng hải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc đang phô diễn cho các nước ASEAN, những nước đang có vấn đề tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, thấy các biện pháp đối kháng với Nhật Bản. Vì vậy, các nước ASEAN đang chú ý theo dõi biện pháp đối phó của Nhật Bản. 


Điều cần nói rõ trong vụ việc lần này là ý đồ rõ ràng gây áp lực của Trung Quốc nhằm mở rộng chủ quyền trên biển, bằng cách tăng cường hoạt động thường xuyên trên biển như lần này, Trung Quốc đã bắt đầu tiến trình lâu dài nhằm đạt được mục đích của họ. Đối với Nhật Bản, không còn cách nào khác là cần công khai đối phó dựa trên luật pháp và chính nghĩa./. 
Nguon Sankei (産経新聞)

8 nhận xét:

  1. Em rất hân hạnh được làm quen với Bác, Không ngờ Bác lại "lạc" đến Blog của em; tối khuya em sẽ có đôi lời viết lại nhé!
    Cho phép em được đưa Blog của Bác về Blog của em để ta gặp nhau hàng ngày;
    Kính!

    Trả lờiXóa
  2. GỬI NGƯỜI PHƯƠNG XA
    Kính tặng bác Hà Minh Thành

    Dù bạn ở đâu trời Âu hay Á
    Vùng đất châu Phi hay châu Mỹ xa xôi
    Khi trong tim là dòng máu Lạc Hồng
    Vẫn mãi nhớ về quê cha đất tổ.
    Dù đến xứ người hoàn cảnh nào chẳng biết
    Dẫu thành đạt hay vất vả mưu sinh
    Khi trong tim là dòng máu Lạc Hồng
    Ai dễ mau quên đâu là nguồn cội
    Vẫn thấy đâu đây ngày ngày qua Web
    Chỉ biết tên nhau qua mỗi… “comment”
    Rồi bỗng từ đâu duyên trời hạnh ngộ
    Gặp được nhau để lòng dạ bâng khuâng!
    Hôm nay đây gặp được nhau rồi
    Sự kiện Hoàng Sa năm nào tái hiện
    Nỗi đau này đâu của riêng ai
    Đã mấy nghìn năm kẻ thù còn đó.
    Nơi xứ Người mong Bác bình an
    Nếu có thời gian hãy về thăm xứ sở
    Nơi có gia đình, quê hương, bầu bạn
    Bởi Đất này là quê mẹ yêu thương!
    05.10.2010
    -----------------------------------------------------

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn bạn hiền Nguyễn Hữu Quý. Hy vọng chúng ta có thể trở thành bằng hữu cùng một nỗi niềm chung về đất mẹ VN.

    Trả lờiXóa
  4. Em cứ mong tin Bác; và em thấy Bác lên bài rất khuya; em ở bên này cũng hay thức trắng đêm, ngủ ngày; kính chúc Bác và gia đình nhé, em ghé thăm Blog của Bác hàng ngày, Bác tích cực viết nhé!

    Trả lờiXóa
  5. Em cảm ơn Bác, em đã làm một bài thơ lũ nãy, em sẽ đưa lên Blog; riêng đoạn video Bác gửi, có lẽ Bác nên gửi cho Bauxite; để cảnh báo Bác ạ.
    Kính

    Trả lờiXóa
  6. Bây giờ em mới đọc hết bài đăng ở trên; tiếc rằng, ở VN ta không có một ai viết ra như vậy.

    Trả lờiXóa
  7. Em vừa đọc trên Blog bác Đào bài về Hoàng Sa, như là bác Hà Văn Ngạc là người nhà Bác thì phải?

    Trả lờiXóa
  8. Một kẻ băm đầu heo thì thế thôi Bác ạ!
    Dân tộc VN ta có thể có thể bỏ qua; và chỉ mong 2 quốc gia hữu hảo, Nhật là nước phát triển, sẽ giúp đỡ VN phát triển; và em biết, người Nhật rất sẵn lòng (như trong một bài em mới đọc), nhưng nếu bỏ qua mà không nó những điều đơn giản ấy thì là một lũ ngu đần vô học; và đất nước hôm nay là hệ quả của những kẻ ngu đần ấy một thời cai trị đất nước Bác ạ!

    Trả lờiXóa